SƠNNAM
BẾN NGHÉ
XƯA
Minh. Bao nhiêu chứng cứ dồi dào, đa dạng trưng bày
trong phòng gây xúc động vô hạn vì đó là sự nối tiếp
của tội ác thời phong kiến nhà Nguyễn, tội ác của thực
dân cũ.
Sử cho biết: chùa Khải Tường xây theo lệnh của
Minh Mạng để đánh dấu cuộc đất nơi chào đời của mình.
Thời Tự Đức, đó là địa phận của Tân Lộc lân. Lân là
đơn vị hành chánh như một xã nhỏ. Tân Lộc, lộc mới.
Lộc nảy ra. Rườm rà, trong hoàn cảnh khó khăn, ta nghe
thêm một câu hát từ thời ấy:
Chừng nào Chợ Quán hết vôi,
Thủ Thiêm hết gạo, em thôi đưa đò.
Bắp non mà nướng lửa lò,
Đố ai ve được con đò Thủ Thiêm.
Con đò Thủ Thiêm cũng giúp nghĩa quân, chống giặc
ở mức khiêm tốn, không ai biết tên tuổi, như trường hợp
cô Hai. Mà biết để làm gì? Biết là cô gái Bến Nghé, cô
gái Việt Nam thế cũng đủ.
Về sau, khuôn viên của chùa trở thành trường học của con trai nhằm
đào tạo giáo viên. Năm 1880, chùa bị dỡ, trương dời qua cơ sở mới là
trường Xách-xơ-lu (Chasseloup Laubat) xây cất xong khoảng 1877,
Pho tượng Phật của chùa Khải Tường, tạc bằng cây, trưng bày tại
Viện bảo tàng Sài Gòn, thời Pháp.
Tư liệu liên quan đến chuyện này rút từ Henri Le Verdier et
H.Maubryan.
Scenes de la vie annamite. Khi - hoa (Recueil de nou-
velles) Paris, 1884. Pháp lấy tên Bạc-bê đặt cho con đường này, nay
là Lê Quý Đôn vì đường này ở bên hông chùa Khải Tường mà chúng
gọi chủa Bạc-bê, đồn Bạc-bê.