301
kịp hắn kêu hoảng té xuống, con ngựa cũng bị đâm ngã
quỵ. Nghĩa quân cắt hai cái cầu vai có gắn phù hiệu
ba khoanh và cắt luôn cái thủ cấp. Bọn lính hộ vệ của
hắn chạy ngựa tới nhưng nghĩa quân đã rút nhanh mất
dạng. Trời sụp tối. Tiếng súng nổi lên vu vơ với tiếng
quát tháo.
Đợi sáng hôm sau bọn Pháp mới dám trở lại, con
ngựa còn thoi thóp. Chúng lục soát, không bắt được ai
cả. Bạn bè làm lễ an táng cho tên Bạc-bê khá long trọng.
Một thắng lợi của nghĩa quân trong nội thành. Nhưng
hơn hai tháng sau, viện binh của giặc từ Thượng Hải đến
Sài Gòn, đánh lên Phú Thọ. Thành bị hạ, tuy khí giới
thô sơ nhưng quân và dân ta chống cự can đảm. Nghĩa
quân liên tiếp quấy rối nội thành, rồi rút về ngoại ô trong
khi lực lượng chính yếu của Trương Định lo bố trí căn
cứ ở Gò Công bấy giờ thuộc tỉnh Gia Định.
Những ngày ấy, cô Hai ở đâu, chẳng ai rõ chi tiết,
nhưng trong dân gian cư truyền tụng giai thoại người
thiếu phụ bị thả bè chuối trôi sông, bị giặc bắt rồi góp
công giết giặc. Năm tháng trôi qua, nào ai biết cô Hai
sống bao nhiêu tuổi, chết trong trường hợp nào, có lấy
chồng và sanh con đẻ cái chăng? Con người sớm muộn
gì cũng chết thôi. Hơn trăm năm rồi. Cái còn mà ta
nhắc nhở là phụ nữ Việt Nam đã tích cực chống giặc giữ
nước, có truyền thống. Sự tham gia ấy có phần gay go,
đòi hỏi hy sinh lớn lao hơn cả giới đàn ông, thêm bao
ràng buộc, kỳ thị, đối xử dã man của thời phong kiến.
Chùa Khải Tường ở sát ngay sau ngôi nhà to nay
dành trưng bày tội ác Mỹ - ngụy tại Thành phố Hồ Chí