339
Thương gia Pháp còn nhiều cửa hiệu bán Âu dược,
những sản phẩm khéo tay do Pháp sản xuất nhưng chỉ
một ít số điền chủ và công chức mới đủ tiền mua; Ly,
tách, đèn treo, kiếng, bàn rửa mặt... Tiệm rượu mọc
lên nào giới thiệu cô-nhác, sâm-banh và rượu chát đủ
hương vị. Nam Kỳ tiêu thụ nhiều rượu chát, năm 1870,
dân số ít, vậy mà dùng đến một triệu hai trăm ngàn lít.
Tác phong uống rượu Tây, chê khen rượu ngon dở trở
thành phổ biến ở thành thị.
Về vốn liếng, bọn Pháp đến Sài Gòn những năm
đầu tiên còn quá yếu so với thương gia Anh, Mỹ và
thương gia Đức. Hoạt động gián điệp của bọn thương
gia Anh, Đức không phải không có, chú trọng giành
ảnh hưởng ở Trung, Bắc Bộ. Bọn thương gia Pháp gốc
từ cảng Boọc-đô (Bordeaux) nổi tiếng hung hãn thường
làm gián điệp, lợi dụng việc mua bán để thăm dò tin tức
trong và ngoài nước; gây sức ép với chính quốc, ở quốc
hội để cương quyết giữ ba tỉnh miền Đông chống lại
cuộc thương thuyết mà Phan Thanh Giản và triều đình
Huế từng đặt nhiều ảo tưởng. Lại còn khuyến khích bọn
buôn lậu phiêu lưu: Công ty Đờ-ni-phơ-re nuôi tại Sài
Gòn tên Du-puy (Jean Dupuis), tên này đòi “đi tự do”
sông Hồng để mua bán khí giới lên Vân Nam. Chúng
vận động tích cực Quốc hội Pháp hồi cuối năm 1885
để xuất công quỹ tiếp tục xâm lược Đông Dương, sau
vụ rắc rối ở Lạng Sơn.
Trong nội bộ bọn Pháp, có sự hiện diện công khai của
nhóm Tam Điểm (France Maçonnerie) lấy tên “phương