SƠNNAM
BẾN NGHÉ
XƯA
rẻ hơn ụ tàu ở Hương Cảng, lập lò đúc đồng và gang
đóng tàu từ vỏ đến máy móc. Năm 1882, phát triển thêm
tuyến chuyên chở đường biển ra Đà Nẵng, Hải Phòng,
Hương Cảng. Sau Sở Ba Son của nhà nước thì công ty
này bấy giờ đứng bậc nhất về kinh doanh tư nhân (nhiều
lần thay đổi, trở thành hãng C.A.R.I.C ở Thủ Thiêm,
xã An Lợi).
Mấy chiếc tàu thủy nói trên về sau bán lại cho tên Ru-
ép (Jules Rueff) giỏi tổ chức và có tài chạy áp phe, lập ra
Công ty vận tải đường sông (Compagnie des Messageries
fluviales) đảm nhận dịch vụ cho nhàã nước với điều
kiện quá thuận lợi về tiền bạc cho công ty. Loại tàu to
với sức chở từ 300 đến 500 tấn chạy đường Sài Gòn đi
Phnôm Pênh ngoài hành khách, chuyến về còn chở lúa
gạo và bò ăn thịt. Loại tàu nhỏ chạy từ bến Mỹ Tho đi
các tỉnh miền Tây mỗi sáng sớm, khi tuyến xe lửa đầu
tiên từ Sài Gòn vừa đến Mỹ Tho hành khách phải dùng
đường thủy để về Rạch Giá, Đại Ngãi (Sóc Trăng)...
Người Hoa kiều lập công ty tàu thủy khá sớm, cạnh
tranh ráo riết. Đường thủy đóng vai chiến lược mãi đến
những năm sau Đệ nhất thế chiến.
Đường sắt Sài Gòn - Mỹ Tho khánh thành ngày
20-7-1883 từ lúc cầu Bến Lức chưa bắc xong, hành
khách qua đò sang chuyến. Mấy đoạn đường xe lửa
ngắn, sau chạy với sức điện hoạt động sớm: Sài Gòn vô
Chợ Lớn (1882) đến đường Tản Đà rồi mở thêm, Sài
Gòn - Bà Chiểu (1895) Bà Chiểu đi Gò Vấp (1897),
đi Hóc Môn.