SƠNNAM
BẾN NGHÉ
XƯA
ở Miến Điện đã làm - máy do Anh chế tạo, chạy hơi
nước - thì khó tìm đủ lúa mà xay, lúa nằm trong tay
bọn mại bản.
Năm 1868, một công ty người Pháp và người Anh
hùn vốn tính chuyện lập nhà máy nhưng bất thành.
Năm 1869, công ty Ca-hu-dắc (Cahuzac) ở Boọc-đô
(Bordeaux) cho người đại diện qua lập nhá máy xay lúa
đầu tiên của Nam Kỳ, máy chạy sức hơi nước tại Khánh
Hội sát bên cảng Sài Gòn (nay là nền của con đường,
bên kia rạch đối diện với đầu đường Nguyễn Văn Cừ).
Bấy giờ, gọi sở xay lúa với chi tiết theo chữ nghĩa của
Gia Định báo
; “Sở máy ở Sài Gòn, dựa mé sông vô Chợ
Lớn, trong 24 giờ xay được 4.000 tạ gao lứt hay là 2.000
tạ gạo trắng. Có tám cái cối, bảy cái Barley milles, bốn
vạc, hai máy, sức 190 con ngựa mạnh, đủ đồ dùng; sàng,
dần, đồ gạn... Dùng trấu mà chụm. Sở ấy lại có chỗ sửa
bằng máy, có kho rộng rãi, có chỗ cho ba người Tây coi
máy ở, có kho trữ lúa gạo, có bến cầu chở chuyên. Đất
Sở ấy rộng tới 12.546 thước vuông, mặt ngó ra sông
chừng 81 thước. Nhà máy này đến khoảng năm 1895
ngưng hoạt động”
.
Vào những tháng sau, cũng năm 1869, công ty Rờ-na
(Renard et Gie) lập nhà máy xay lúa đầu tiên ở Chợ Lớn.
Trong bảy năm liên tiếp, hai nhà máy Khánh Hội và Chợ
Lớn hoạt động nhưng còn yếu ớt. Đến năm 1876, bọn
mại bản người Hoa lập nhà máy Guandhin, rồi có nhà
máy Đờ-lu-ni-ông (De L’Union) (công ty người Đức,
nhà máy to hơn công ty Đờ-ni (Denis Frères).