335
nhà máy ở châu Âu đều thiếu nguyên liệu. Trong khi
tên Mỹ này do dự thì Công ty Rờ-na (Renard et Gie) lập
nhà máy cán bông và ép dầu hột bông, đồng thời phân
phối hột bông Ai Cập, hột bông Mỹ, có năng suất cao
đến tận làng xã, hứa hẹn tặng thưởng bằng tiền mặt cho
làng nào đạt kết quả tốt. Thành lập vào cuối năm 1866,
nhà máy hoạt động đôi ba năm rồi ngưng hẳn vì thiếu
nguyên liệu. Thâu hoạch chút ít kết quả là trường hợp
đáng nhắc nhở của tên lính Cô-lom-bi-ê (Colombier),
gốc nhà nông miền Nam nước Pháp (Provence), tham
gia các trận đánh ở Đà Nẵng - Sài Gòn, xin giải ngũ
rồi trưng khẩn vùng đất bốn phía nay là đường Lê Quý
Đôn, Trần Quý Cáp, Ngô Thời Nhiệm, Trần Quốc Thảo
để trồng rau cải và bông hồng, hột giống từ Pháp gởi
đến. Nhờ vậy, Sài Gòn và miền Nam sớm thưởng thức
vài loại “Hoa thơm cỏ lạ” của miền ôn đới. Chủ vườn
rau này khai thác liên tiếp hơn 30 năm, đến 1899, mất
ở Sài Gòn.
(1)
Xay xát lúa gạo là nguồn lợi lớn, thực dân thèm
thuồng. Gạo lứt (riz cargo), gạo trắng xuất khẩu từ trước
do dân chúng xay giã để ăn làm mùa, dư thì bán. Ở các
tụ điểm quan trọng nhóm hàng xáo thì dùng cối xay cổ
truyền - với hai hoặc bốn người đứng giàn - sẵn sàng
cung ứng số lượng to cho khách hàng đặt. Dẹp những
món hàng xáo này không phải dễ. Lập nhà máy như
1 A.Brébion. Monographie des rues et monuments de Saigon đăng Revué
Indochinoise,
quyển XVI, tháng 7-12 năm 1911. Bệnh viện Thanh
Quan (nay là Bệnh viện Mắt) ở trong khu đất trước kia làm rẫy.