ĐẤT GIA ĐỊNH VÀ BẾN NGHÉ XƯA - Trang 334

SƠNNAM

BẾN NGHÉ

XƯA

vì ngoài vốn của ngân hàng Pháp còn có vốn của ngân
hàng Thượng Hải và Hương Cảng góp vào; trước đó hắn
từng điều khiển có kết quả tốt một nhà máy lọc đường
ở Hương Cảng. Hắn lập một chi nhánh ở Biên Hòa, nhà
máy dựng lên, hoàn thành vào năm 1870 nhưng không
đủ mía để hoạt động: Diện tích trồng mía ở vùng Biên
Hòa không hơn 1.500 héc-ta, chỉ vừa đủ cung cấp cho
hơn 1.000 lò đường thủ công có sẵn từ trước. Năm sau,
những cổ phần đều rút ra, nhà máy bị tháo gỡ. Nhưng tên
Krết-xe lại được chính quyền ủng hộ triệt để, cho trưng
khẩn đến 25.000 héc-ta để trồng mía. Hắn nhờ hương
chức hội tề làm trung gian để cho giới trồng mía vay vốn,
lại phá sản vì đường và mía thâu vào không bao nhiêu.

Năm 1876, luật sư Vinh-xông (Vinson) khẩn đất ở

Phú Thọ, lập làng Tân Phước để trồng mía và lập thêm
sở mía ở Biên Hòa nhưng thất bại. Năm 1880. người
Pháp tên Lan-xơ-lô (Lancelot) lập nhà máy đường ở Lạc
An (Biên Hòa), liên tiếp bốn năm chịu lỗ lã rồi bị cháy.

Về bông vải, thực dân tin rằng Nam Kỳ và Cam-pu-

chia có thể cung cấp đủ cho nhu cầu địa phương và bán
về cho chính quốc. Xí nghiệp tư nhân đầu tiên ở Nam
Kỳ là nhà máy cán bông vải, xin thành lập rất sớm vào
cuối năm 1863 ở đường mé sông (bến Chương Dương).
Rốt cuộc, thiếu nguyên liệu. Người mang quốc tịch Mỹ
tên là Hên (Hale) với kinh nghiệm điều khiển suốt 19
năm một nhà máy cán bông vải ở Mỹ nghĩ đến việc nhập
cảng loại máy này vào Sài Gòn; bên Mỹ, bấy giờ, giặc
Bắc Nam phân tranh về vấn đề nô lệ đang diễn ra, các

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.