SƠNNAM
BẾN NGHÉ
XƯA
giá mua khoán tất cả hàng hóa tốt xấu, không bỏ sót lại
bất cứ thứ gì. Đến ngày trương buồm về, gọi hồi Đường
(trở về Trung Quốc), chủ thuyền có yêu cầu mua vật gì
thì chủ kho ấy mua giùm, chở đến trước kỳ giao hẹn. Hai
bên chủ khách thanh toán đơn rồi cùng nhau chung vui
đàn ca. Đã được nước ngọt tắm rửa sạch sẽ (nước sông
Đồng Nai), không lo nạn “hà ăn lủng ván thuyền, khi
trở về lại chở đầy hàng hóa thật là thuận lợi”
.
(1)
Mua bao tất cả hàng hóa khi thuyền nhổ neo là chức
năng của mại bản, tư bản thương nghiệp. Nhóm mại bản
ở “Đại phố” gồm những người Hoa đến hồi cuối thế kỷ
thứ XVII được ta bao dung, phải dời gấp đến Chợ Lớn
vì lý do tất yếu: Quân Tây Sơn vào Nam truy nã chúa
Nguyễn và trừng phạt bọn Lý Tài phản động (trước theo
Tây Sơn, sau trở mặt theo chúa Nguyễn).
(2)
Chợ Lớn trở thành nơi thuận lợi sau khi Cù lao Phố bị
phá tan. Tàu thuyền từ cửa Cần Giờ đến gần đường hơn, lại
dễ tập trung lúa gạo, cá khô của đồng bằng sông Cửu Long.
Mức sản xuất của đồng bằng tăng lên. Thêm nhiều
ngành tiểu công nghệ phát triển nhanh, so với lúc còn
1 GĐTTC. Sơn Xuyên Chí. Trấn Biên Hòa. Nên nói thêm: Các chủ
thuyền Trung Quốc giỏi tính toán để trốn thuế. Họ bán lu hũ loại tốt
nhưng khai là đem theo đựng nước uống, lúa dùng để chêm chén bát
cho khỏi bể là lúa giống, mấy tảng đá dằng thuyền khi chạy buồm lại
là cột nhà, kỳ lân chạm trổ sẵn để cất chùa.
2 GĐTTC, trấn Biên Hòa, cầu Tân Bản. Quân sĩ của Lý Tài rất hung
hãn, ra trận đeo bùa phép, bắt hiếp dân “mổ bụng ăn gan và ăn cả
thịt người, dữ tợn thái quá không đâu sánh kịp”
. Vì vậy quân Tây
Sơn truy nã đạo quân của Lý Tài đa số gồm người Hoa, xảy ra vụ đốt
phá Biên Hòa rồi Chợ Lớn.