ĐẤT GIA ĐỊNH VÀ BẾN NGHÉ XƯA - Trang 362

SƠNNAM

BẾN NGHÉ

XƯA

rạch Bến Chùa. Gọi Bến Chiếu vì có nhà vựa chiếu lác.
Bến Chùa đổ lên vùng cao Tân Triêm của chùa Kim
Chương.

(1)

Rạch Bần với bãi bùn, bần mọc từ ngọn tới

Vàm. Hãy còn tên truyền thống chợ Cầu Kho ở bến
Chương Dương, quận 1 của thành phố. Rạch Bến Chiếu
nay gọi là rạch Bà Đô, rạch Bần còn mang tên cũ. Ta
đoán chắc kho lúa thời xưa ở vị trí nhà thờ Cầu Kho
ngày nay, trên nền đất còn cao ráo.

Cụ Đồ Chiểu sinh ở làng Tân Khánh. Phải chăng

Tân Khánh ở vùng Cầu Kho này. Các cụ già còn nói
rằng gia đình họ Võ có người con gái hứa hôn với cụ
Đồ cũng là dân Cầu Kho. Đất xưa, có họ Trương Gia,
trong đó Trương Gia Hội từng được triều đình đưa ra
Bắc cùng với Trần Đức Túc, Nguyễn Trọng Hiệp để hy
vọng giải quyết cơn bối rối sau khi mất thành Hà Nội
lần thứ nhất.

Khi thực dân Pháp đánh Nam Kỳ xong, Cầu Kho là

nơi cư trú của Tôn Thọ Tường, Huỳnh Tịnh Của, Huyện
Sĩ. Khu vực bản lề dành riêng cho người Việt; giữa chợ
Sài Gòn gợi không khí Tây phương và Chợ Lớn mang
hơi hướng khu phố người Hoa.

Trong khu vực hành chánh gọi “đô thành Sài Gòn”

do thực dân quy định lúc ban đầu thì lằn ranh đến

1 Chùa Kim Chương quan trọng và đẹp nhất của Bến Nghé, cất từ năm

1755. Qua đời Tự Đức, trong Đại Nam Nhất Thống Chí gọi chùa Thiên
Trường, không hiểu tại sao chùa lại đổi tên. Khi Pháp đến, chùa này
chẳng nghe nói tới, trong gò đất Ô-ma, chỉ còn miễu Hội Đồng và
đền Hiển Trung.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.