SƠNNAM
BẾN NGHÉ
XƯA
Xe kiếng
Đường trên Đường dưới
325 chuyến; 384 chuyến
Xe song mã
108
86
Xe bò
121
15
Người cỡi ngựa
25
24
Không phải người Việt nào cũng tìm đất, cất nhà ở
Cầu Kho được. Phải là thương gia, công chức của tân
trào, là điền chủ có ruộng vườn ở Cần Giuộc, Gò Vấp
hoặc phía Chánh Hưng, Tân An. Họ đến Cầu Kho tìm
tiện nghi, hưởng thụ, chờ cơ hội. Một số khai thác ngành
đóng xe ngựa, cho mướn. Cơ hội gì? Còn chút lòng yêu
nước, sĩ khí, họ chờ sức mạnh của triều đình Huế; bấy
giờ miền Trung, miền Bắc chưa bị Pháp chiếm.
Bầu không khí chính trị ở vùng Cầu Kho trở nên sôi
động khi Hiệp ước 1874 lại ký kết giữa Pháp và triều đình
Huế. Nhượng đứt sáu tỉnh Nam Kỳ cho Pháp. Pháp đặt
Tòa lãnh sự ở các cửa biển và thành thị như Qui Nhơn,
Huế, Hải Phòng. Triều đình đặt Tòa lãnh sự ở Sài Gòn
và Paris. Ngoài hiệp ước nói trên còn thương ước quy
định thủ tục mua bán giữa hai nước, ký ngày 31-8-1874.
Nguyễn Văn Tường chỉ muốn đặt Tòa lãnh sự ở
Nam Kỳ.
Nhiệm vụ Tòa lãnh sự là binh vực quyền lợi cho
người dân từ Bắc, Trung vào mua bán, khi gặp trường
hợp phạm pháp, Tòa lãnh sự được quyền can dự vào để
xem hình thức pháp lý có được giữ đúng không. Người
Pháp hoặc người Âu, người dân cư trú ở Nam Kỳ, tàu