365
thuyền ra Trung, Bắc cần được chính quyền Sài Gòn và
lãnh sự Việt Nam ở Sài Gòn kiểm nhận trước.
Tòa lãnh sự của Triều đình hoạt động từ cuối năm
1874 đến giữa năm 1883, non chín năm. Suốt thời gian
khá dài này, chức vụ lãnh sự giao cho Nguyễn Thành
Ý. Nguyễn Lập chỉ thay thế khi Nguyễn Thành Ý vắng
mặt sang Pháp dự cuộc đấu xảo. Chức vụ phó lãnh sự do
Phan Khiêm Ích giữ nhiều năm hơn Trần Doãn Khanh.
Nguyễn Thành Ý quê ở Quảng Nam, đậu cử nhân; từng
làm quan ở Định Tường. Pháp đánh Sài Gòn vào lúc
Nguyễn Thành Ý làm tri phủ coi phủ Tân Bình (Sài
Gòn, Chợ Lớn, Hóc Môn) nên am hiểu nhiều tình hình
và quen thuộc nhiều nhân sĩ, có người đang cộng tác
với giặc như Tôn Thọ Tường. Tên Tổng đốc Phương,
phủ Trần Tử Ca đều là thuộc hạ nhỏ bé của Nguyễn
Thành Ý lúc trước. Khi đại đồn Phú Thọ mất, Nguyễn
Thành Ý về miền Trung, giữ chức hải phòng ở Quảng
Nam. Phan Khiêm Ích quê ở Biên Hòa đang giữ chức
Chủ sự bộ binh.
Tòa lãnh sự Việt Nam hoạt động ngay sau khi ký
hiệp ước, trụ sở đặt tại Đường dưới (Bến Chương Dương
ngày nay) vào khoảng góc đường Đề Thám về phía
rạch Bần. Nhà trệt, khang trang, có nơi cho quân hầu
trú ngụ, có chuồng ngựa. Khi ra ngoài thì dùng xe song
mã, phương tiện sang trọng nhất bấy giờ. Về mặt nổi,
vào tháng 12-1878, Tòa lãnh sự mượn tàu Tây chở gạo
ra giúp nạn bão lụt ở Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa.
Năm 1883, nhiều người từ Quảng Ngãi theo ghe buôn