367
phải được tôn trọng, những người giữ lăng do Triều
đình trực tiếp trả lương bổng, lại còn những dịp cúng
giỗ cũng do Triều đình đài thọ. Bà con xa gần của hai
họ nói trên khá đông đảo, gọi là thích lý, quan làng địa
phương phần nào cũng nể nang.
(1)
Nho sĩ, điền chủ, hương chức làng từ hai tỉnh nói
trên thường ra vào Tòa lãnh sự ở Cầu Kho. Nhiều nho
sĩ, quan lại ở Quảng Nam, Bình Định, Huế được Tòa
lãnh sự bảo đảm cho vào Nam, lưu trú vài tháng để chịu
tang cha mẹ, bán đất ruộng, thăm dòng họ. Thực dân
đồng ý nhưng bực dọc, cho đó là những tay đột nhập
vào Nam để loan tin thất thiệt, bày lạc quyên rồi phát
bằng cấp; giấy chứng nhận về chức vụ thường là đội
quản - phát cho người chịu hoạt động, khi việc lớn thành
công sẽ ưu đãi. Văn phòng Tòa lãnh sự mua báo chữ
Pháp ở Sài Gòn, nhờ dịch lại, gởi về Huế. Viên lãnh sự
thường lui tới Tòa lãnh sự Đức ở Sài Gòn, nói chuyện
kín đáo nhiều lần, bọn mật thám phỏng đoán triều đình
Huế muốn nhờ lãnh sự Đức làm trung gian mua súng
đạn chở thẳng từ Hương Cảng đến Huế (bấy giờ, ở Sài
Gòn bọn đại diện thương mại người Đức mở tiệm bán
súng săn, súng lục). Tên mại bản người Hoa theo quốc
tịch Anh là Tan Keng Ho thường tới lui gặp viên lãnh
sự ở Cầu Kho, thực dân đoán chừng hắn bắt mối mua
súng chở từ Singapore thẳng ra Huế; hai người thường
1 Phong Vũ. Lãnh sự Việt Nam ở Sài Gòn. Tuần báo Tri Tân, số 4
ngày 2-6-1942 và báo cáo của nhơn viên mật thám Sài Gòn, hồ sơ
SL.4432-SL.4433.