369
mà bọn thực dân phiêu lưu hứa trả với hình thức hoa
hồng thương mại.
(1)
Xóm Cầu Kho làm cơ sở cho nho sĩ từ miền Trung
vào tạm trú trước khi đi Vĩnh Long, nơi chí sĩ Nguyễn
Thông từng giữ chức Đốc học. Nguyễn Thông lập Đồng
Châu Xã tổ chức của những người quê quán ở Nam Kỳ
gom ra Bình Thuận để chuẩn bị lực lượng đánh Pháp.
Đầu năm 1883, bọn mật thám theo dõi viên Kinh lịch
Mân của Đồng Châu Xã vào bắt liên lạc với người của
đạo lành, sư sãi và một số cai tổng. Kinh lịch Mân từ
Biên Hòa đến Chợ Lớn, xuống Cần Giuộc rồi đi Vĩnh
Long (có tài liệu nói rõ Mân làm chức thừa biện và cũng
là Án sát của dinh điền Măng Thít ở Bình Thuận).
Bọn mật thám Sài Gòn lại thắc mắc khi các vị chánh,
phó lãnh sự thường lui tới nhà Trương Vĩnh Ký, Tổng
đốc Phương, Huỳnh Tịnh Của. Vài hộ trưởng của Sài
Gòn và Chợ Lớn công khai bày tỏ cảm tình. Một số
thương gia, mại bản liên lạc để làm ăn vì Tòa lãnh sự
mua sắm đồ đạc ở Chợ Lớn với số lượng to mà đưa
thường xuyên ra Huế.
1 Lê Bá Đảnh từng làm thông ngôn cho Tòa lãnh sự Pháp ở Hải Phòng.
Tháng 2-1879, hắn yêu cầu Pháp can thiệp vào miền Bắc để thành lập
nước Cộng hòa Bắc Kỳ, toan bạo động nhưng bất thành. Năm 1881,
lại đưa yêu sách lập một nước riêng nhưng liên kết với Pháp, lại bị
từ chối. Xem G.Taboulet. La geste française en Indochine, quyển 2
trang 765. Theo Kiều Oánh Mậu. Bản Triều Bạn Nghịch Liệt Truyện,
Sài Gòn 1963, thì hắn liên kết với giặc biển ở đảo Cát Bà, thuê tàu
chiến người Anh, tàu tới Hải Phòng thì Tòa lãnh sự Pháp kháng cự
vì không có phép của hai nhà cầm quyền là Pháp và Triều đình, theo
tinh thần Hiệp ước 1874.