SƠNNAM
BẾN NGHÉ
XƯA
Nhưng thực dân lại nắm phần chủ động. Thành Hà
Nội mất lần thứ nhì. Năm sau, đại tá Ri-vi-e bị phục
kích. Pháp đem viện binh củng cố Hà Nội, Nam Định.
Tòa lãnh sự ở Cầu Kho biết những gì sắp xảy đến. Một
số đông nho sĩ, hội trưởng hương chức hội tề gom lại
bến tàu ngày 2-5-1883 đón rước vài quan chức từ Huế
vào, được các vị ấy nhắn nhủ: “Sống làm tướng, thác
làm thần”.
(1)
Tên tham biện Đờ Xăm-pô gởi phúc trình
trong ngày 9 và 10-6-1883 cho cảnh sát trưởng Sài Gòn
để kết luận rằng lãnh sự Việt Nam đã lạm dụng quyền
hạn, lạc quyên tiền bạc gởi về Triều đình, loan tin thất
thiệt, ủng hộ các hội kín có mục đích gây loạn. Ở Huế,
viên lãnh sự Pháp thấy tình hình căng thẳng nên đóng
cửa, niêm phong văn phòng, rút về Sài Gòn cùng với
tất cả nhân viên.
Ngày 22-6, Thống đốc Nam Kỳ ra lệnh trục xuất
chánh và phó lãnh sự Việt Nam, cấm họ trở lại Nam
Kỳ, phải rời trong vòng 24 tiếng đồng hồ.
(2)
Khi chánh
và phó lãnh sự, nhân viên và gia đình xuống tàu về Huế
thì khá nhiều hương chức ở Phú Lạc, Đa Phước (Chợ
1 Báo cáo nhơn viên mật thám ngày 3-5-1883, theo nguyên văn, có
mặt đồ Tuyên, đồ Mật (tú tài) ở Vĩnh Hội; đồ Thuận, đồ Sơn (tú tài),
cậu Năm Ấm (tù mãn hạn lưu đày ở Cay-en trở về), kinh lịch Phòng,
cậu Bảy An, Hai Định, cậu Các ở Chợ Lớn, Trương Minh Điều tức
hộ Giác, huyện Luận.
2 Cũng dịp này thực dân bắt đội Ân, đội Đường thuộc họ Phạm Đăng,
làm chức đội của Triều đình giữ lăng họ Phạm ở Gò Công đưa ra Côn
Đảo, buộc tội là liên lạc với hội kín. Huyện Tâm ở Mỹ Tho tự tử, vì
cơ mưu chống Pháp bại lộ.