375
hồi cạn, dân lao động cất nhà hai bên bờ mà nương
náu, nước chảy không thông, rác rến đầy dẫy, mấy
nhánh nhóc lớn nhỏ bị chận từng khúc, trở thành ao
vũng. Năm 1900, sáp nhập vào đô thành về mặt hành
chánh, nhà cửa rải rác với hàng rào cây xương rồng,
với chòm tre. Trước ngày Cách mạng Tháng Tám bùng
nổ, khu vực đường Nguyễn Cảnh Chân hãy còn hỗn
độn, nhà lá, nhà lợp tôn, nền ván kê trên vũng bùn,
muốn vào phải qua cầu, quanh co. Mỗi căn nhà nhỏ
chứa chấp đôi ba gia đình, ngăn ra từng buồng, ban
đêm thắp đèn dầu. Tới những năm sau 1955, cả vùng
bị cháy vì cuộc tranh chấp giữa Diệm và nhóm Bình
Xuyên, sau đó, chỉnh trang lần hồi.
Tòa lãnh sự bị giải tán, nhóm nho sĩ và quan lại lui
vào dĩ vãng. Cuộc đấu tranh của đồng bào tiếp tục, với
nội dung tích cực ở 18 thôn vườn trầu.