SƠNNAM
BẾN NGHÉ
XƯA
thương với bọn mại bản Hoa kiều. Bản điều lệ chữ
in, đề ngày 24-4 năm 1887 chỉ là giấy tờ nó hấp hối
từ trong trứng nước mặc dầu gom được số vốn 9.000
đồng (bấy giờ vàng 40 đồng một lượng). Xin trình lại
nguyên văn vài lời lẽ trong điều lệ: “Người trong công
ty hội tính cùng nhau không có đàn bà dự vào, không
đặng chơi cờ bạc”. “Những người trong công ty ăn ở
cho thuận hòa cùng nhau, như con một nhà, có điều
gì phải giúp đỡ lẫn nhau, chẳng ai đặng kiếm sự gì
xấu nói cho người trong công ty khi trông có chứng
cớ cho đủ, như hay ra đặng quả là người ấy nói xấu
cho người ta, lần đầu phải phạt cho công ty, lần thứ
hai, sẽ bỏ ra, không cho hùn nữa”
.
Kiểu phường hội, làm ăn nhỏ của giới huyện hàm,
hương chức phần lớn thân thuộc, bà con với nhau. Công
ty Trường Hanh rốt lại một mình Huỳnh Quang Vị làm
chủ, đặt cơ sở tại Bình Định chuyên thầu công ty bán
rượu, bán á phiện cho nhà nước. Ba năm sau, người sáng
lập trở về Sài Gòn, giúp việc cho trạng sư Pháp, lãnh
huy chương, lên chức đốc phủ sứ hàm.
Rạch Vàm Bến Nghé lần hồi mất vai trò quan
trọng. Về đường thủy, tàu bè, xà lan chuyên chở lúa
gạo ra cảng Sài Gòn đi theo kinh Tẻ và kinh Đôi đào
song song với rạch cũ, vừa rộng rãi, vừa sâu hơn. Từ
Sài Gòn vào Chợ Lớn, con đường nay là Trần Hưng
Đạo, là Ngô Gia Tự, nối qua Điện Biên Phủ trở thành
trục lộ chánh, thay cho đường mé sông và đường trên
(Nguyễn Trãi). Rạch Cầu Kho (bà Đô), rạch Bần lần