SƠNNAM
BẾN NGHÉ
XƯA
đình cho bảo quản và tạo lập từ xưa. Rồi chuyên chở,
khiêng vác đến căn cứ, công việc không dễ dàng. Khi
tình hình tạm lắng dịu, tên Trần Tử Ca ra sức kiểm soát
dân cư. Hồi cựu trào, hắn làm xã trưởng ở Hanh Thông
(Gò Vấp) nên biết khá rành rẽ tông tích những người
yêu nước.
Mười năm sau khi xảy ra những vụ khuấy rối
ở Thuận Kiều, viên thanh tra hành chánh Phi-lát
(Philastre, Hoắc-đạo-sinh) đến huyện Bình Long (Hóc
Môn), năm 1876. Hắn báo cáo: Đường sá quá xấu,
nên sửa chữa và làm thêm một số đường làng để quân
đội di chuyển nhanh chóng khi hữu sự. Nên tu bổ đồn
Hóc Môn và đồn Tây Thới. Đồn Tây Thới “ở đầu con
đường đi xuyên qua vùng đất sình lầy và thấp tới cầu
Bông rồi tới Tân Phú”.
Đồn Tây Thới ở ranh phía
Bắc khu rừng cây sao, cây gõ của Triều đình, về sau
chặt đốn đem xây lũy Chí Hòa. Đất hoang còn nhiều
nhưng thấp, đầy tranh và đưng, có thể trồng cỏ để
nuôi bò. Đất cao thì cằn cỗi, thiếu phân, mỗi gốc cây
thuốc chỉ bón một muỗng nhỏ. Đã có trồng cây trà,
cây măng cụt. Trường thiếu học trò, phải bắt ép trẻ
con đi học, tâm lý cha mẹ muốn thấy con em mình
khi vào trường là được học ngay về luân lý (Khổng -
Mạnh) và học chữ nho. Nhiều người Pháp xin trưng
khẩn với diện tích to, theo Phi-lát bọn ấy cậy quyền
giựt đất của dân.
(1)
1 Tư liệu SL.4364 của Văn thư lưu trữ Sài Gòn, báo cáo của Philastre
sau cuộc thanh tra vùng Gia Định - Biên Hòa.