ĐẤT GIA ĐỊNH VÀ BẾN NGHÉ XƯA - Trang 383

383

đa, tưới nước quanh năm. Ở đất cao, xa sông rạch, mỗi
nhà hoặc đôi ba nhà có một miệng giếng, kiểu làm thủy
lợi nhỏ, có nơi đào sâu hàng chục mét mới gặp mạch
nước vào mùa hạn. Đồng bào sống cần mẫn, hừng đông
rủ nhau gánh trầu cau và rau cải đi bán tận Bến Nghé,
Chợ Lớn, về sau thì dùng xe ngựa. Dọc đường ngày xưa
lại thường trực đối phó với cọp, phải đi từng đám đông,
thắp đuốc đèn chai. Trên diện tích nhỏ mà tập trung đến
8 thôn, ta biết chắc mật độ dân số thời xưa đã khá cao.
Cọp Vườn Trầu nổi tiếng hung dữ. Đến cuối thế kỷ XIX,
thực dân qua hơn 10 năm, dân cư thêm đông đúc, ấy thế
mà số người chết vì cọp vẫn còn đáng kể.

Vùng cầu An Hạ, 3 tháng có 12 người.
Vùng Hóc Môn, trong một vài tuần 4 người.
Vùng Thủ Dầu Một, trong vài tháng 8 người.
Vì còn dấu vết mê tín cổ xưa, đồng bào ta ít chịu tổ

chức săn cọp; khi nào gặp những con có nợ máu thì huy
động cả xóm đi ví khai, hoặc bẫy hầm. Nhà nước khuyến
khích giết cọp nhưng hương chức hội tề chỉ làm lấy lệ.

Năm 1731, vùng Vườn Trầu từng là chiến trường

quyết định, chận cuộc khởi loạn của Sá-tốt, từ Cam-pu-
chia nhắm vào Sài Gòn.

Năm 1777, khi Nguyễn Huệ tiến quân vào Gia Định

lần thứ nhứt, khu vực Tham Lương - Hóc Môn là nơi
quân chúa Nguyễn và Lý Tài chịu thảm hại trước khi
tháo chạy về phía rạch Chanh, Tân An.

Lúc xây đắp Đại đồn Phú Thọ, đồng bào Hóc Môn

- Bà Điểm đốn cây sao, cây gõ trong khu rừng mà Triều

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.