387
nhóm yêu nước ở Bảy Núi theo đường dây của môn phái
Đạo Lành (đạo Phật thầy).
Trong suốt tháng hai năm 1885, từ rằm tháng Chạp
tới rằm tháng Giêng, thực dân đề phòng không cho
phong trào lan rộng. Trong toàn tỉnh Mỹ Tho, những
người trước kia có cảm tình với cuộc khởi nghĩa Thủ
khoa Huân đều bị bắt, luôn cả những người từng bị đày
Côn Đảo, Đại Hải mãn án trở về làm ăn. Chủ tỉnh Mỹ
Tho dùng tên Trần Bá Lộc tha hồ điều tra, lập hồ sơ,
truy tố 75 người. Ghe buôn từ Quảng Nam, Quảng Ngãi,
từ Cam-pu-chia đến cũng bị cầm giữ, lục soát.
(1)
Tòa đại hình Bình Hòa (Gia Định) họp xử vụ giết
Trần Bá Tường ở Long Thành với một bản án tử hình,
ba bán án khổ sai chung thân, bốn bản án 20 năm khổ
sai, một bản án 10 năm khổ sai.
Vụ đánh chiếm Phú Nhuận và Tân Định vì bất thành
nên chưa đủ bằng cớ đưa ra tòa, thực dân dùng biện pháp
hành chánh ký quyết định ngày 21-2-1885 đày ra Côn
Đảo, chín người từ 5 năm đến 10 năm khổ sai. Nguyễn
Văn Bường tự Năm Sóc bị án đày khổ sai chung thân,
chết ngày 20-1-1886 tại Côn Đảo; Nguyễn Văn Ban tự
xã Ban, Huỳnh Văn Nhường tự hương Nhường đều lãnh
án đày 20 năm khổ sai, cũng trong vụ này.
1 Tham khảo hộp hồ sơ ký số F.10 (1884-1885), Văn thư lưu trữ Sài Gòn.
Chủ tỉnh Mỹ Tho trong tháng 2 năm 1885 đã giam giữ 126 người, các
đồn nhỏ trong tỉnh cũng giam 54 người tình nghi. Tên này trình bày
với Giám đốc Nội An “phải bắt thật nhiều, tiếp tục bắt bớ; ở xứ này,
muốn biểu dương uy quyền của nhà nước thì phải độc tài, độc đoán”.