ĐẤT GIA ĐỊNH VÀ BẾN NGHÉ XƯA - Trang 388

SƠNNAM

BẾN NGHÉ

XƯA

Tòa đại hình Bình Hòa họp liên tiếp mười bốn ngày

(31-8 đến 13-9-1885)

(1)

xử vụ Hốc Môn với mười bốn

bản án tử hình, mười sáu bản án 15 năm khổ sai, thêm
năm sáu bản án lưu đày có điều kiện án giảm. Tất cả
can phạm đều bị tịch thu tài sản.

Đồng bào Hóc Môn - Bà Điểm theo dõi phiên tòa. Bọn

mật thám báo cáo: bản án gây phẫn uất, dân địa phương
cho rằng số người bị tử hình và lãnh án khổ sai quá nhiều,
có mười ba người được tha bổng nhưng tại sao họ còn bị
giam? Tại nhà hương quản Hai ở Tân Thới Nhì, người
người tụ họp để mưu toan khởi nghĩa (báo cáo ngày 16-9-
1885). Ba ngày sau bọn mật thám báo cáo tiếp: dân Hóc
Môn sợ bị bắt thêm, một số trốn bỏ xứ, một số tung dư
luận sẽ nổi dậy vào ngày 18 tháng 8 âm lịch, trong tuần
lễ tới, có tờ hịch ném vào chợ Hóc Môn ghi rõ thời điểm
ấy. Lại có tin loan truyền đúng rằm tháng 8, vào ban đêm,
nghĩa quân tấn công thẳng vào Sài Gòn. Mặc dầu không
sợ cho lắm nhưng bọn thương gia Pháp ở Đất Hộ cũng
thức chờ đối phó, ngủ với cây súng ở đầu giường.

Tổng thống Pháp ký quyết định ngày 11-15-1886

để xử tử hai người, những bản án tử hình khác đổi ra

1 Hạt Sài Gòn thành lập từ lúc đầu gồm luôn phần lớn Gia Định. Từ năm

1875, nơi làm việc của quan bố dời về làng Bình Hòa (vùng Bà Chiểu)
nên gọi hạt Bình Hòa, với tòa bố Bình Hòa. Vì người Pháp nói lơ lớ
Bình Hòa giống Biên Hòa, Bà Chiểu viết ra giống Bạc Liêu nên để
khỏi lầm lẫn, từ 16-12 năm 1885 chánh thức đổi là hạt Gia Định. Tòa
án Bình Hòa là ngành tư pháp mang tính nhân quyền nên vẫn gọi như
cũ... Từ 20-12-1889, theo quy định chung, bỏ hạt (arrondissement),
gọi tỉnh (province) cho toàn cõi Nam Kỳ.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.