SƠNNAM
BẾN NGHÉ
XƯA
chết tại đó, có mười người năm Đinh Mẹo. Ở Côn Nôn,
năm Mậu Thìn có 9 người chết. Nhà thương Chợ Quán
tháng 10 và tháng 11 năm 1868 chết 8 người. Nguyễn
Văn Thu, 68 tuổi ở Sóc Trăng lên án ngày 23-10-1867
tù chung thân về tội làm giặc, chết tại Chợ Quán ngày
bị lên án, lúc bị giam. Hồ Văn Men, 52 tuổi ở Tân An
bị lên án 20 năm tù, vào tháng 9, qua tháng 10 năm đó
là chết. Trương Tấn Được lãnh án 20 năm tù, tội làm
giặc, chết ngày 1-10-1868. (Gia Định Báo ngày 1 -1-
1869). Số ra ngày 1-10-1872 đăng trang 4: “Ngày 18
tháng 7 năm nay, tàu buồm chở 218 tội nhôn ở ngoài
Đại Hải về Sài Gòn... Lại có 3 người đàn bà An Nam
tình nguyện theo chồng cùng về một lượt. Rủi một người
tội mới về là chết”
.
Thuở ấy, con tim cụ Đồ Chiểu hòa nhịp với Bến
Nghé, mắt mù lòa mà thấy “Trời Gia Định ngày chiều
rạng sáng, âm hồn theo con bóng ác dật dờ. Đất Biên
Hòa đêm vắng trăng lờ, oan quỉ nhóm ngọn đèn thần
hiu hắt”
. Lại thấy tận vùng biển châu Phi: “Gần Côn
Nôn, xa Đại Hải máu thay trôi nổi ai nhìn. Hàng cai đội
bực quản cơ, xương thịt rã rời ai cất”
. Cụ mất vào cuối
thế kỷ XIX, nhân năm sinh của một thanh niên xuất sắc
quê ở đồng bằng sông Cửu Long. Người thanh niên ấy
đi học trường Máy Sài Gòn, làm thợ ở Sở Ba Son rồi bị
đưa xuống chiến hạm Pháp qua tận Hắc Hải, nhưng thay
vì nổ súng để cứu chế độ phong kiến Nga hoàng thì lại
đi cùng với thủy thủ Pháp kéo lên ngọn cờ Cách mạng
tháng Mười đang chỉ đường cho năm châu bốn biển và