ĐẤT GIA ĐỊNH VÀ BẾN NGHÉ XƯA - Trang 442

SƠNNAM

NGƯỜI

SÀI GÒN

phát từ bên kia vĩ tuyến vẫn lưu hành, làm rung động
hơn bao giờ hết những người ở phía Nam, trong hoàn
cảnh đất nước bị phân ly.

Câu trả lời đơn giản vẫn là người ở Biên Hòa, Sài

Gòn tận phía An Giang, bên kia sông Hậu đều là dân
Ngũ Quảng, làm cốt lõi. Ngũ Quảng là dân Quảng Bình,
Quảng Trị, Quảng Đức (Thừa Thiên), Quảng Nam,
Quảng Ngãi, sau thêm dinh Bình Khang (Khánh Hòa).
Dân Ngũ Quảng đến Đồng Nai - Bến Nghé xưng là dân
Hai Huyện, tức là hai huyện Phước Long và Tân Bình,
sau trở thành Biên Hòa và Gia Định. Họ được xem là
mẫu mực về thuần phong mỹ tục, sang trọng, đối với
lưu dân đến sau, gồm người Bình Định, rồi người Trung
Hoa (phần lớn từ miền Nam Trung Hoa du nhập).

Lưu dân tạp nhạp lần hồi sống ổn định, phú quý sanh

lễ nghĩa. Để xóa mặc cảm là lưu dân, con cháu thế hệ
sau rước thầy dạy chữ Nho từ Nghệ An, từ Quảng Nam
đến. Lại học thêm âm nhạc, sử dụng nhạc khí cổ truyền
để trở thành “văn nhân tài tử” có thể cầm chầu khi xem
hát bội, viết câu đối trong dịp lễ lạc và làm thơ bát cú.
Để che giấu nguồn gốc, tránh thảm họa tru di tam tộc,
nhất là từ sau vụ Lê Văn Khôi rồi đến các phong trào
Thủ khoa Huân, Thiên hộ Dương, từ xưa những người
ở Đồng Nai và đồng bằng không làm gia phả. Những
gia phả còn gặp được đều biên soạn ở thế hệ sau, kém
phần xác thực. Để cúng giỗ, mỗi “kiếng họ” thường biên
soạn quyển “phú ý” nhằm ghi ngày tháng cúng giỗ ông
cố bà cố... không ghi năm từ trần.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.