ĐẤT GIA ĐỊNH VÀ BẾN NGHÉ XƯA - Trang 444

SƠNNAM

NGƯỜI

SÀI GÒN

lớn mồ mả bị thất lạc hoặc đã hốt cốt, cải táng, chẳng
rành năm sinh, từ nơi nào đến, nhớ mơ màng rằng “từ
miền Trung, Quảng Nam, Bình Định hoặc Huế” hay là
“ông cố tôi từ bên Tàu qua hơn trăm năm”. Nói chung,
người cũ đã xiêu tán, người mới đến chừng một thế hệ
hoặc đôi mươi năm, được quyền tự hào là “người Sài
Gòn” với phong cách phảng phất chút gì của người Sài
Gòn cũ. Do ảnh hưởng của thổ ngơi: cây quít từ xứ khác
đem trồng đất Sài Gòn lần hồi trở nên ngọt hay chua.

“Về quê ăn Tết”... Ước mơ lớn, thầm kín của người

Sài Gòn. Hồi trước năm 1975, kẻ không được về quê
ăn Tết là kẻ... thất bại. Bấy giờ phương tiện di chuyển
tương đối dễ dàng, mặc dầu giới xe đò tha hồ “chém”
hành khách. Người chồng nằm nhà ba bữa tết, để vợ
con về quê trước, rồi mình về sau. Hoặc chồng và con
về trước, ra giêng đến lượt vợ. Bởi vậy những ngày đầu
năm, thăm bạn bè, ít khi gặp, lắm người khóa cửa nhờ
người bên cạnh trông chừng giùm để họ về quê, tìm lại
cây cầu tre, con rạch nhỏ, ruộng lúa chưa gặt xong. Lắm
người nhớ quê nhà mà không về được, tự bất mãn với
bản thân mình, đóng cửa ngủ, uống rượu li bì, chẳng
thèm đi dạo phố, mặc cho pháo nổ vang rền. Về quê vì
cuống rún (rốn) chưa lìa, anh em, họ hàng, cha mẹ còn
ở miền quê. Sung sướng nhất vẫn là người Cần Giuộc,
Cần Đước (nay Long An) tới lui vùng Chợ Lớn - Sài
Gòn như cơm bữa, làm dịch vụ buôn bán linh tinh, gạo
chợ nước sông, ngồi uống rượu dưới chiếc ghe nhỏ, trên
bãi bùn cầu Ông Lãnh hoặc Rạch Cát, ăn giao thừa ở

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.