ĐẤT GIA ĐỊNH VÀ BẾN NGHÉ XƯA - Trang 446

SƠNNAM

NGƯỜI

SÀI GÒN

ba thế kỷ. “Truyện cười Thủ Thiệm” xuất bản ở Quảng
Nam, trong lời nói đầu đã giới thiệu khiêm tốn rằng
Quảng Nam là đất mới so với đồng bằng sông Hồng và
vùng Nghệ Tĩnh.

Theo ý tôi, Sài Gòn được thế mạnh, nhờ vị trí địa

lý khá tốt để thiết lập bến cảng, trải qua nhiều dò dẫm,
thử thách. Đất lành, chim đậu.

Sài Gòn, chợ Bến Thành chỉ được khẳng định trễ nải

sau Kinh Kỳ (Hà Nội), Phố Hiến (Hưng Yên), Đà Nẵng,
Cù lao Phố (Biên Hòa), và sau Hà Tiên (thời Mạc Cửu
rồi Mạc Thiên Tích). Vào thế kỷ thứ XVIII, tư bản Tây
phương lầm lẫn, vì tầm nhìn không được xa, nên đánh
giá Côn Đảo (không có Vũng Tàu) và Đà Nẵng cao hơn
Sài Gòn. Theo hiệp ước ký giữa Bá Đa Lộc, thay mặt
Nguyễn Ánh (với hoàng tử Cảnh làm con tin) và bá tước
Mông-mô-ren (Duc de Montmorin) thay mặt hoàng đế
Pháp thì Nguyễn Ánh phải nhượng hai miếng mồi ngon
là Côn Đảo và Đà Nẵng; không nhắc tới Sài Gòn, bấy
giờ còn sình lầy, xa bờ biển non 100 ki-lô-mét. Thực
dân Pháp chỉ thèm thuồng Ấn Độ và Trung Hoa, đông
dân, là thị trường tiêu thụ lớn. Phải tuyên truyền cổ động
mạnh mẽ và lâu dài, mãi đến sau Hiệp ước 1862, giới
thương gia, giới chủ tàu viễn dương của Pháp mới khẳng
định sẽ có một ít quyền lợi, trong tương lai, nếu chiếm
được cả Nam Kỳ, không cho triều đình Huế chuộc lại
3 tỉnh miền Đông. Dầu sao đi nữa, Sài Gòn cũng sẽ là
cảng chiếm vị trí tương đối tốt, sau Singapore và Hương
Cảng mà thực dân Anh đã chiếm đoạt trước.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.