ĐẤT GIA ĐỊNH VÀ BẾN NGHÉ XƯA - Trang 448

SƠNNAM

NGƯỜI

SÀI GÒN

lại đốt phá. Sau đó, Chợ Lớn được khôi phục, với
tiềm năng mới: gom lúa gạo phía đồng bằng sông Cửu
Long để xuất khẩu, bán trở lại những hàng tiêu dùng.
Sài Gòn (Bến Nghé) gắn bó hữu cơ với Chợ Lớn. Chợ
Lớn là kho hàng, Sài Gòn là nơi tập trung cơ quan
hành chánh, quân sự và nhà cửa quan lại. Thoạt tiên,
Nguyễn Ánh gọi Sài Gòn là “Gia Định Kinh”, theo
nghĩa kinh thành, kinh kỳ. Sau khi chiếm được Huế,
tên gọi này không còn nữa. Gia Long lên ngôi, Sài
Gòn trở thành tỉnh lỵ sở của Thành Gia Định. Theo
cơ chế đời Gia Long, Gia Định Thành tương đương
với Nam Bộ, cai quản các trấn ở miền Đông và phía
đồng bằng. Đời Minh Mạng, sau khi Lê Văn Duyệt
mất, vua ra lệnh giải tán cấp Thành, đổi trấn ra tỉnh,
trực thuộc trung ương Huế.

Trong các vị tổng trấn Gia Định Thành, Lê Văn

Duyệt nổi bật hẳn. Là người ít học, cậy công phò Nguyễn
Ánh, họ Lê khinh lờn vua Minh Mạng,và đã chống lại
vua Minh Mạng nối ngôi cha. Lê Văn Duyệt đã để lại
nhiều dấu ấn sâu đậm. Như là phó vương (vua của địa
phương), ông được quyền tiền trảm hậu tấu, tự ý xây
thành cao, đào hào sâu, thành này trước kia do cố vấn
Pháp vẽ sơ đồ, với qui mô lớn, đề phòng quân Tây Sơn.
Lại cố ý cho tàu buôn nước ngoài ra vào Sài Gòn, dễ dãi
với người theo đạo Thiên Chúa, mua bán với Campuchia.
Vị tổng trấn họ Lê chủ trương dung nạp lưu dân, đồng
thời tỏ ra nghiêm khắc, bảo vệ kỷ cương xã hội. Đối với
tù nhân từ Bắc và Trung Bộ bị lưu đày vào đời Minh

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.