449
Mạng, thay vì đưa họ vào chốn rừng sâu nước độc, làm
việc khổ sai, họ Lê dung nạp, tổ chức thành những đơn
vị thân tín riêng biệt.
Chánh sách tạm gọi là khai phóng này mặc nhiên
chống lại đường lối trung ương tập quyền, bế quan tỏa
cảng. Minh Mạng lo ngại, kiêng nể, nhưng ngay sau khi
họ Lê mất thì chế độ “Thành” với chức cụ tổng trấn bị
giải thể, vùng Sài Gòn chỉ còn là một tỉnh lỵ của tỉnh
Gia Định như hàng chục tỉnh khác, trong cả nước. Lại
bày chuyện trả thù, bêu bản án xấu lên phần mộ họ Lê;
vì vậy xảy ra cuộc nổi dậy của Lê Văn Khôi với thành
phần chủ yếu là quân sĩ gốc tù phạm nói trên.
Ta khẳng định: Sài Gòn vươn lên như một cảng
quan trọng, đạt mức phồn vinh là do công xây dựng
đầu tiên của Lê Văn Duyệt. Bài phú Cổ Gia Định, và
Gia Định Thành Tông Chí
đều mô tả sinh hoạt tấp nập
của chợ Bến Thành (Bến tức là cảng) dọc theo đường
Tôn Đức Thắng, mé sông Sài Gòn ngày nay, rộn rịp tàu
buôn nước ngoài, và những thủy thủ người da trắng, da
màu. Thời phong kiến nhà Nguyễn, chánh sách bế quan
tỏa cảng, được hiểu với nội dung rất cụ thể. Nhà nước
và số quan lại chuyên trách nắm độc quyền xuất nhập
cảng, qua trung gian người Hoa. Những quan lại này
chẳng được ra nước ngoài, người Hoa thì được quyền.
Người buôn bán lậu thuế với nước ngoài, hoặc những
người lén đi thuyền ra nước ngoài để bán gạo, mua
thuốc phiện, v.v... đều bị trừng trị nặng nề, tội danh ấy
gọi là “gian thương”.