451
Nhưng tác động mà hiện nay ta còn thấy ở người
Sài Gòn vẫn là do thực dân Pháp, với kiểu sinh hoạt đất
thuộc địa. So với Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn chịu
ách cai trị của Pháp sớm hơn, đến gần một phần tư thế
kỷ. Đã có giới phu bốc xếp bến cảng ngay khi vua Tự
Đức còn sống, khi bên Pháp còn hoàng đế Nã-phá-luân
đệ Tam. Niên giám Nam Kỳ năm 1900, đã ghi các Tòa
lãnh sự của Anh, Đức, Nhật, Hà Lan, Bỉ, Đan Mạch,
Na Uy, Thụy Sĩ, Nga (thời Sa Hoàng), Mỹ, Úc...đặt tại
Sài Gòn, thủ đô của Nam Kỳ.
Thời kháng Pháp, chống Mỹ, Sài Gòn được thực
dân nâng lên làm thủ đô của nước Việt Nam độc lập
giả hiệu, với bộ máy đàn áp khổng lồ, sống phồn vinh
giả tạo, quen hưởng thụ. Cuối thế kỷ thứ XIX đánh dấu
bước ngoặt quan trọng của Sài Gòn. Sự phỏng định đơn
sơ của thực dân thời ấy là chỉ dẫn đáng tin cậy nhứt:
khoảng 100.000 dân, kể luôn phía Chợ Lớn, có lẽ tính
từ 18 tuổi trở lên, không kể đàn bà con gái, vì giới này
không chịu sưu thuế. Giặc khủng bố, đốt phá, bấy giờ
dân cũng tự ý đốt nhà. Người tản cư chưa ắt đã hồi cư,
sau khi giặc tái lập trật tự. Người đến Sài Gòn đợt sau
phần lớn là dân từ miền Đông, từ Lục Tỉnh chạy giặc
đổi vùng, hoặc ham tìm sinh kế với dịch vụ mới. Dân
số Sài Gòn cứ tăng nhanh từng đợt, không phải vì bùng
nổ mà do sinh đẻ tùy tiện. Người Hoa, người từ Bắc Bộ,
Trung Bộ đến. Ngay những năm kinh tế khủng hoảng
sau 1930, dân Sài Gòn vẫn bám đất mà chịu đựng qua
ngày. Rồi nhảy vọt dân số thời kháng Pháp, chống Mỹ,