ĐẤT GIA ĐỊNH VÀ BẾN NGHÉ XƯA - Trang 453

453

Mỹ đã theo chân quân đội viễn chinh Pháp, khẩn đất
thổ cư, rồi bán lại, như trường hợp một phóng viên đã
sang nhượng mặt bằng nay là nhà thờ Huyện Sĩ. Nhiều
nhứt vẫn là thương gia Anh, thương gia Đức, gởi xương
tàn ở đất Thánh Tây (nghĩa địa người Âu) trước Đệ
nhứt thế chiến, họ mang theo vốn liếng làm ăn to hơn
thương gia Pháp.

Đáng nói là người Pháp. Họ khẳng định Nam Kỳ là

thuộc địa để khai thác, bóc lột (colonie d’exploitation),
nơi khí hậu khắc nghiệt, hại sức khỏe, dễ đau gan, chết
non, cứ vơ vét cho đầy túi tham rồi trở về Pháp mà
dưỡng nhàn, như một kiểu tiểu thương, trung nông.
Đa số thực dân hồi cuối thế kỷ thứ XIX, theo chân
bọn hải quân đều là dân miền biển, không phải là dân
thành thị. Uy thế lẫy lừng hàng đầu là giới thương gia
ở cảng Bọt - đô (Boerdeaux), miền Tây Nam nước
Pháp, từng tích cực yểm trợ quân đội viễn chinh. Họ
thúc giục bọn nghị sĩ tranh đấu tại nghị trường Pháp,
chống lại việc sứ bộ Phan Thanh Giản xin chuộc ba
tỉnh miền Đông. Dòng họ “anh em Đờ - Ni” (Denis
Frères) đã từng khai thác những tuyến hàng hải trước
khi Pháp đánh Nam Kỳ, hy vọng sẽ giữ uy thế ở tuyến
Đông Nam châu Á, sắm tàu thuyền riêng. Họ đặt trụ
sở nơi sang trọng nhứt, đầu đường Ca-ti-na (nay là
Đồng Khởi), phía gần mé sông; đời cháu nội bám giữ
công ty mãi đến 1975, ngày Giải phóng.

Thương gia Anh, Đức, lúc đầu nắm ngành nhập cảng

vải bô, máy xay xát, nhờ vốn đem từ chánh quốc và

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.