SƠNNAM
NGƯỜI
SÀI GÒN
Hương Cảng, Singapore sang. Sài Gòn là xứ nhiệt đới,
khác với Angiêri, vùng Bắc châu Phi, nơi dễ trồng nho,
liên lạc với chánh quốc theo con đường ngắn nhứt.
Những năm chuyển tiếp, đầu thế kỷ XX, viên Toàn
quyền Đu-me (Doumer) đưa sang Đông Dương nói
chung và Sài Gòn nói riêng nhiều vi cánh, tạo phe nhóm,
kiểu phường hội, bao che nhau, giành độc lập quyền
chính trị và kinh tế.
Nói dài dòng về người Pháp là để nhấn mạnh đến
tác động trực tiếp của họ đến giới công chức, thương gia
và luôn cả giới bình dân Sài Gòn. Nên kể thêm những
người quê ở đảo Cọt (Corse) miền Nam nước Pháp,
vùng nghèo nàn, với rừng chồi và đồi núi, trồng được
nho, thêm chăn nuôi. Đến Sài Gòn, họ nắm phần lớn
quán rượu, thêm bàn bi-da, bán thức ăn. Bạn bè quen
thân đến, rành mạch phần đãi khách, miễn phí, phần
nợ, phải trả. Nhiều người Việt thích làm công cho họ,
gọi “bồi bàn, bồi dọn bàn”, lần hồi quen sống theo luật
“giang hồ” như chủ. Người bồi ăn cắp rượu, đem bán
ở ngoài chăng? Khi phát hiện quả tang, chủ kéo người
bồi vào phòng riêng, khóa cửa lại, tha hồ đánh đấm, sau
đó, cho tiền thuốc thang điều trị, nghỉ vài ngày, vẫn ăn
lương, rồi tiếp tục làm việc, không bao giờ đuổi, cuối
năm vẫn lãnh tiền thưởng. Chẳng bao giờ họ nhờ cảnh
sát đến lập biên bản, đưa ra tòa.
Nơi bán rượu và thức ăn, gọi bán “cà phê”, dành cho
người Pháp, mọc dài theo đường Ca-ti-na, trung tâm Sài
Gòn, thêm hiệu ăn nhậu phía Chợ Lớn. Nhiều phòng