SƠNNAM
NGƯỜI
SÀI GÒN
suất trong công việc; nhưng một số khác thích đối xử
“sang trọng”, theo kiểu gia trưởng, ban ơn cho dân bản
xứ. Vì vậy, nhiều người làm bồi ca ngợi phong cách của
người Pháp, tạm gọi là “dân chủ”, so với người điền chủ
hoặc bọn cường hào ác bá ở nông thôn. Vì tác phong gia
trưởng, người Pháp thích bao che cho bồi bếp, khi họ
gây gổ với người khác, ngoài đường. Giới bồi bếp hồi
đầu thế kỷ được chủ cấp cho quyển sổ riêng tạm xem
như “giấy căn cước đặc biệt”, nhờ đó, được bọn cảnh
sát nể nang, gặp trường hợp rắc rối với pháp luật, lắm
khi người chủ đến “bảo lãnh”. Đây là giai đoạn người
Pháp mới đến, vì vậy dân gian chê bai “thằng điếm dọn
bàn cho Tây” cậy thế; đến giai đoạn sau, giới bồi bếp
không còn được ưu tiên về pháp lý. Một thời, lính mã-
tà kiêng nể giới này, họ phá phách chòm xóm, tổ chức
sòng bạc, sống kiểu du côn.
Công chức bậc trung, nhất là ở xí nghiệp của Pháp
lắm khi được chủ nhân đối xử tương đối “dân chủ” miễn
là làm việc tốt, nghiêm túc. So với bọn cai tổng ở thôn
quê, rõ là những người chủ Pháp đối xử dễ chịu. Ở sở
công, có lương hưu trí, có hội đồng kỷ luật. Ở sở tư, về
hình thức thi hành luật lao động, qui định bồi thường
trong trường hợp bị sa thải vì bớt công nhân; hoặc đuổi
thình lình vì chủ không vừa ý. Một số công tư chức, về
già, lắm khi khen ngợi kiểu làm công cho Pháp, dường
như “bình đẳng, dân chủ”.
Lắm người Pháp trung lưu thích rủ ren vài nhân viên
hợp điệu nghệ để cùng nhau ăn uống, giải trí ngày chủ
nhật, đánh bạc, săn bắn, chơi Vũng Tàu.