SƠNNAM
NGƯỜI
SÀI GÒN
tháng Giêng. Sau cuộc hành hương ấy, ai muốn khấn
cầu, tạ ơn thì đến chùa Bà ở đường Trương Định nói
trên. Khấn vái nữ thần của Ấn giáo, xin xăm chữ Hán
do người Việt bàn xăm, chùa này (đúng ra gọi là đền)
mới xây cất từ khoảng năm 1885, nhờ sang nhượng lại
mặt bằng của ngôi miếu nhỏ mà trước đó người Việt
thờ Linh Sơn Thánh Mẫu. Người Ấn thờ nữ thần mang
tên khác, nhưng người Việt vẫn dễ dãi, xem như bà thờ
sau này cũng là một dạng bà thờ lúc trước.
Gần gũi với người Việt vẫn là người Hoa. Lại vấn
đề giai cấp rõ rệt. Thiểu số tài phiệt người Hoa, gốc
Singagore hoặc Hương Cảng đưa vốn ra cho tay sai
kinh doanh ở Sài Gòn - Chợ Lớn từ cuối thế kỷ XIX, họ
từng thu nhập được kinh nghiệm làm ăn với người Tây
phương từ trước, đi đi về về để kiểm soát, đặt phương
án kinh doanh. Giới này, cũng như giới quí tộc Pháp
trong ban quản trị của ngân hàng, của đồn điền cao su,
rất ít tiếp xúc với người Việt; họ giao du với các quan
của Bộ Thuộc địa, của phủ Toàn quyền, phủ Thống đốc.
Trong phạm vi bài này, chỉ đề cập đến người Hoa
“lưu dân”, chính họ cũng bị giới tài phiệt bóc lột. Sống
nơi xứ lạ quê người, họ thích ứng dễ dàng, đồng thời gìn
giữ bản sắc dân tộc. Ngày Tết, tết Trung thu, nhang đèn,
đôi đũa ăn cơm, cọng rau, miếng thịt heo, đều có họ góp
phần. Cưới vợ Việt, qua nhiều thế hệ, con cái trở thành
người Việt, họ hòa nhập vào cộng đồng người Việt ở
Sài Gòn - Chợ Lớn qua dịch vụ xe đò, ghe tải, tàu đò,
tích cực quyên tiền trùng tu chùa, miếu của người Việt,