459
xem như đáp nghĩa với phần đất mà họ nương náu, cầu
mong phát đạt.
Thời Pháp thuộc, người Hoa và người Ấn hưởng quy
chế ưu đãi hơn người Việt, như là “người châu Á không
phải Việt”, có quyền gửi tiền về chánh quốc, được về
thăm chánh quốc dễ dàng, miễn quân dịch (Asiatiqes
étrangers). Nhưng nhiều người Hoa chẳng bao giờ sử
dụng quyền ấy vì: “Nghèo quá, không có tiền về bên
Tàu”.
Người Sài Gòn thời trước thường thay đổi nghề
nghiệp, thay đổi nơi cư trú. Một số đã an phận với sinh
kế, làm công chức hoặc tư chức được xem như là giới
tiểu tư sản trung lưu, thường trực tiếp giao thiệp với
người Pháp, nên ăn uống sành điệu, thích đọc báo chữ
Pháp rồi giải thích cho giới bình dân nghe. Đồng bạc
Đông Dương trong thời gian dài được ổn định, vì vậy,
họ sống thoải mái, uống rượu chát nhập cảng, vợ ở nhà
có thể... đánh bài tứ sắc (thời trước 1945), năm ba đứa
con có thể theo bực trung học để rồi tiếp tục nghề cạo
giấy. Nhạy bén về tin tức, khi đúng, khi sai, họ gây được
sự tin cậy trong khu phố về chính trị. Nói chung, họ giữ
liêm sĩ, tránh làm mất lòng chòm xóm, trong mọi dịp
ma chay hôn lễ tuy tổ chức đơn sơ, vẫn có mặt. Gọi là
phong cách bình dân của người đàng hoàng! Phải chăng
đây là tâm trạng hồn nhiên của người đi xa quê, tìm lại
sự ấm áp “láng giềng gần hơn bà con xa”.
Đâu từ hồi năm 1930 về sau, người Sài Gòn đã quen
thuộc với bóng dáng anh ký giả, mỗi sáng ngồi quán