ĐẤT GIA ĐỊNH VÀ BẾN NGHÉ XƯA - Trang 450

SƠNNAM

NGƯỜI

SÀI GÒN

Sau cuộc khởi binh của Lê Văn Khôi, đến đời Thiệu

Trị, qua Tự Đức, vùng Sài Gòn phục hồi sinh hoạt nhưng
suy thoái so với thời trước. Thực dân Pháp đến, đánh thành
Gia Định năm 1859; năm sau, lúc quân sĩ triều đình và dân
công đang đắp lũy Chí Hòa thì giặc cho mở cảng Sài Gòn
để bán chút ít lúa gạo, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh.

Người Sài Gòn mang phong cách của dân bến cảng,

từ thời nhà Nguyễn, liên tục đến nay. Dân gian gọi cảng
là bến tàu. Pháp đến, mở thêm cảng đường sông với
tuyến tàu thủy ăn lên Phnôm Pênh, Biển Hồ, Hạ Lào,
vùng sông Tiền, sông Hậu. Xe ôtô chạy lên Phnôm Pênh,
ra Hà Nội. Sau năm 1930. Sài Gòn có sân bay Tân Sơn
Nhứt, rồi xe lửa đi Hà Nội.

Cảng Sài Gòn, nằm sâu trong đất liền, làm chức năng

một hải cảng, với tiền trạm là Vũng Tàu. Nếu dời cảng
ra Vũng Tàu, sát bờ biển, dễ bốc xếp hàng hóa, chỉ bất
lợi là khó phòng thủ, giặc đánh chiếm dễ dàng. Nhưng
theo sự khảo sát của người Pháp, nếu đặt cảng ở Vũng
Tàu thì thời ấy phải gặp vấn đề nan giải: thiếu nước ngọt
để cung cấp cho dân số ngày càng đông.

Người Sài Gòn bị sinh hoạt cảng lôi cuốn trực tiếp

hoặc gián tiếp. Cảng ở nơi yên tĩnh, không phải nạo vét,
mưa nắng hai mùa, gần như chẳng có thiên tai, thỉnh
thoảng gặp giông mưa, cây bên đường ngã đổ, đứt dây
đèn, nhà xây dựng sơ sài bị sập, nước tràn ống cống,
không thoát ra sông kịp thời. Chẳng ai chết vì nực, vì
giá rét. Đó là một trong nhiều lý do giải thích tại sao
con người ở đây hay lãng phí, ít chịu lo xa.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.