447
Ta đang nói về địa lý. Ai nhận ra vị trí Sài Gòn là
quan trọng, đáng kể? Nguyễn Hữu Cảnh và Lê Quý
Đôn đã ca ngợi lúa gạo của Gia Định, cụ thể là Long
An và vùng Chợ Gạo, Mỹ Tho. Nguyễn Ánh chạy vào
Nam, lần hồi nhận ra tiềm năng của vùng Ba Giồng
(bấy giờ chưa lấy tên là đồng bằng sông Cửu Long).
Thêm hiện thực làm sáng mắt Nguyễn Ánh. Từ Sài
Gòn, để trở về Huế, dễ giao thiệp và cầu viện các láng
giềng, nhất là Thái Lan và miền dưới (Mã Lai). Bá Đa
Lộc khi bôn ba vùng vịnh Xiêm La, nương náu tại đảo
Cổ Cốt đã gặp Nguyễn Ánh đang tơi tả, đại bại vì Tây
Sơn. Hai tên phiêu lưu gặp nhau, không vốn liếng, “bắt
mánh” nhau. Nguyễn Ánh hy vọng nhờ viện binh Pháp
đến đánh Tây Sơn, rồi sau đó, sẽ trở mặt. Bá Đa Lộc
thì sang Pháp, hy vọng xin được quân cứu viện: sau
đó, kể lễ công lao, hoàng tử Cảnh sẽ theo đạo Thiên
Chúa, rồi cả nước Việt Nam trở thành vương quốc theo
đạo Thiên Chúa. Tái chiếm Sài Gòn là mục tiêu chiến
lược. Thừa lúc Nguyễn Huệ bận rộn việc giữ gìn biên
giới phía Bắc của Tổ quốc, Nguyễn Ánh chiếm Sài
Gòn trước khi có viện binh - không đông cho lắm của
Bá Đa Lộc, gom từ Ấn Độ vào cửa Cần Giờ!
Từ vị trí kém quan trọng, một đồn lũy, gọi Đồn
Dinh - Sài Gòn lần hồi trở thành trung tâm thương mãi,
sau khi quân Tây Sơn kéo vào Nam đốt phá thương
cảng quan trọng nhứt của Nam Bộ là Cù lao Phố (Biên
Hòa). Giới thương gia người Hoa kéo nhau chạy đến
vùng nay gọi là Chợ Lớn, rồi chưa chi quân Tây Sơn