469
cuộc, giới Tư pháp ở Sài Gòn đã tìm cách định nghĩa:
Thế nào là du côn (vagabondage)? Gán tội trạng ấy cho
ai? Kết luận là nên trừng trị những người không gia cư
nhứt định. Giới “anh chị” ứng phó lại dễ dàng, nhờ bà
con bạn bè chứng dùm nơi cư trú (ở đậu), tìm những cơ
sở tư nhân, nơi tuyển mộ nhơn công, để xin giấy chứng
nhận là xong.
Trong một thời gian dài, lúc khủng hoảng về hệ tư
tưởng yêu nước, lớp nghèo thành thị, giới sản xuất nhỏ,
tuy sợ sệt nhưng vẫn thán phục vài thành tích của vài
“anh chị”. Thơ bình ca ngợi hành động anh hùng cá
nhân của Năm Ty, Sáu Nhỏ, Sáu Trọng được phổ biến,
theo thể lục bát, do người mù đờn độc huyền.
Thiên Địa Hội hồi tàn lụn, phân hóa, vì chẳng còn
nội dung rõ rệt. Lần hồi thiểu số cầm đầu trở thành tay
sai của bọn tài phiệt (giới thầu dịch vụ bốc xếp ở cảng
hoặc nhà máy, giới chủ xe đò); thậm chí lắm người lại
tình nguyện qua Pháp để làm thợ không chuyên, phục
vụ quân đội của mẫu quốc để đánh nước Đức, miễn là
đi xa cho “thỏa chí tang bồng”. Bọn đại ca bắt buộc tay
em cung phụng rượu thịt, chỉ vì quen thói hưởng lạc.
Việc “ăn nhậu trước kia là hình thức, là phương tiện để
hoạt động” đã trở thành nội dung thô bỉ của sự kết nghĩa,
giành xôi thịt, rồi gây sự để đâm chém; lâu ngày không
đâm chém là tự cảm thấy vô dụng, thiếu lý do để tồn tại.
Khi có phong trào Nguyễn An Ninh, những cuộc bãi
công tự phát của giai cấp công nhân, rồi Đảng của giai
cấp công nhân ra đời thì các hội kín mới tàn lụn. Xa họ