SƠNNAM
NGƯỜI
SÀI GÒN
nhóm Kèo Xanh, Kèo Vàng (còn gọi Nghĩa Hưng, Nghĩa
Hòa) lắm khi kình chống nhau, trên lý tưởng là đánh đổ
người Tây phương, nhưng lần hồi suy thoái, chỉ còn mục
đích cấu kết nhau để nắm độc quyền về thương mại, thầu
dịch vụ bốc xếp ở bến tàu, yểm trợ bọn chủ xe đò, nắm
độc quyền ngành ăn uống, khách sạn. Ai muốn có sở
làm, phải vào hội, người cầm đầu một nhóm nhỏ lãnh
chức “đại ca”. Khi không còn sức mạnh để đánh đổ thực
dân, họ trở thành những nhóm anh hùng hảo hớn, gây
náo loạn, gọi nôm na là bọn du côn. Họ sẵn sàng đâm
chém, trả thù cho phe nhóm, lính cảnh sát ít khi can
thiệp vì là chuyện nội bộ... Không phải là thổi phồng
sự thật khi Nguyễn Liên Phong ghi lại, vào những năm
1909: “Du côn lắm kẻ bạo tàn. Xung quanh Chợ Lớn
nhẩy tràn đảng phe. Trong mình thích tự “xăm mình”,
không ghê. Củ chì, tay sắt, lưỡi lê dòm rình. Thừa cơ ngộ
sự bất bình. Hừng hừng nổi giận đánh inh giữa trời. Rủi
may sống chết như chơi. Coi nơi Khám Lớn ví như cửa
nhà”
. Sài Gòn - Chợ Lớn mất trật tự, xảy ra tình trạng
vô chính phủ ở từng khu vực, từng thời điểm, bọn cảnh
sát bị uy hiếp hoặc bị mua chuộc, gây hoang mang cho
những người lương thiện. Thậm chí những người thợ ở
Sở Ba Son, sau khi lãnh lương, cũng bị giới “anh chị”
chận đường, bắt buộc đãi đằng ăn nhậu. Viên Thống đốc
Nam Kỳ lúc bấy giờ chẳng biết dựa vào cơ sở pháp lý
nào; đâm chém, gây náo loạn ngoài công lộ chỉ là tội
vi cảnh, phạt vạ, vì theo “luật giang hồ” những người
trong cuộc đều tự nguyện bãi nại trước pháp luật. Rốt