SƠNNAM
NGƯỜI
SÀI GÒN
rộng lượng đối với những nhà sư hoặc tiểu tăng không
am hiểu giáo lý. Nụ cười và cái xá đáp lễ của người
tu trong chùa là thành thật, như lời cáo lỗi: “Tôi đi tu,
chưa rành giáo lý, cố giữ đạo hạnh, tôi tin chắc rằng
có nhiều người không ăn chay, không cạo đầu nhưng có
Phật tánh không kém tôi”.
Linh mục đạo Thiên Chúa
sẵn sàng trả lời về giáo lý, thích bàn chuyện khoa học,
kỹ thuật. Đạo Thiên Chúa gần thực tế cuộc đời, vì không
ăn chay. Mục sư Tin Lành vui tánh, cho phép ta tha
hồ tranh luận, hết buổi này đến buổi khác mà không
tự ái - Đạo “thờ cúng ông bà” phổ biến nhứt, nếu đó
là một đạo. Cốt lõi của ngày Tết là ăn lễ Giao Thừa,
thắp nhang, chưng bày bông trái trên bàn thờ ông bà.
Ngày giỗ ngày Tết là dịp bà con, bạn bè đoàn tụ. Ông
bà không về hưởng, nhưng là nghi thức cần thiết, nhắc
nhở người trong gia đình nên cư xử nhau như khi ông
bà còn sống. Người trong dòng họ, tuy thất học, làm
nghề lam lũ nhưng dịp Tết, dịp cúng giỗ phải được tôn
trọng, theo ngôi thứ mặc dầu có nhiều người trong họ
hàng giàu sang, học hành đỗ đạt. Lệ thờ cúng ông bà
liên quan mật thiết với lễ hội dân gian ở đình làng, hoặc
ở đền, miếu. Đình làng là một dạng Bàn thờ Tổ quốc
và Đài liệt sĩ. Thời xưa các cụ gọi Tổ quốc giang san,
là “sơn hà xã tắc”. Dân đến đình để làm lễ, hướng về
Tổ quốc, cây cội nước nguồn qua trung gian của thần
thành hoàng mà người dân hiểu là vị “khai quốc công
thần”. Mặc ai định nghĩa theo “kinh điển, hàn lâm”,
người dân ở Nam Bộ hiểu đình thần với nội dung ấy.