473
Đình muốn được linh thiêng phải có sắc của vua. Bộ
Lễ thời xưa làm việc tùy tiện, dân chẳng biết tên thần
nào (nhân vật lịch sử) để thỉnh cầu, rủi như chẳng được
chấp thuận thì quở phạt. Trừ vài trường hợp đặc biệt,
do quan lại nhiều thế lực đề nghị. Triều đình ban xuống
là may phước rồi, miễn là có ấn vua. Xin không được
phải qua thủ tục hối lộ phiền phức, thì thờ “Thần vọng”
(trông ngóng chờ bổ nhiệm xuống), lắm khi, tạm xem
đền thờ Quan Công là đình làng, để hàng năm bày ra
hội lễ, ganh đua với làng lân cận; thậm chí mướn người
đi trộm sắc thần của làng khác, đem về giấu kín, ai lén
xem thì bị hộc máu! Nội thành Sài Gòn chia ra nhiều
làng. Pháp đến, trong bước đầu, đặt thêm làng mới để
rồi xóa bớt, tổ chức từng hộ, như một thị xã bên chánh
quốc. Tại Sài Gòn, nhà thờ Đức Bà là cơ sở tôn giáo mà
Nhà nước nhìn nhận về pháp lý. Hạt Gia Định, kề Sài
Gòn lần hồi trở thành nơi trú ẩn, tiền đồn của văn hóa
Việt. Lịch sử hãy còn để rành rành một di tích có tầm
cỡ: Ngôi mộ Tả quân Lê Văn Duyệt, Tả quân đã xây
dựng cơ sở và nề nếp lần đầu tiên cho vùng Bến Nghé -
Chợ Lớn (hai lần làm Tổng trấn), rồi bị Minh Mạng trù
dập, lại xảy ra cuộc khởi binh của Lê Văn Khôi nhằm
trả thù cho người cha nuôi. Thời nắm quyền hành, Tả
quân cương quyết trừng trị những người cậy quyền thế,
khinh thường luật pháp (chém Huỳnh Công Lý), chém
tại trận một đứa bé chửi cha mắng mẹ. Đầu năm, bày
lễ diễu binh tập trận (gọi là Ra binh), sau đó, tiệm quán
mới được phép khai trương. Vua Tự Đức xóa bản án do