ĐẤT GIA ĐỊNH VÀ BẾN NGHÉ XƯA - Trang 474

SƠNNAM

NGƯỜI

SÀI GÒN

Minh Mạng đặt ra, phục hồi danh dự cho Tả quân từ năm
1848, đến năm 1868, tuy Nam Kỳ đã hoàn toàn thuộc
Pháp, lại truy phục, thăng cấp cho người bị hàm oan.

Miếu thờ Lê Văn Duyệt, được người ngưỡng mộ hơn

ngôi đình làng Bình Hòa, vì mang dấu ấn lịch sử của cả
Sài Gòn. Lúc đầu, việc trùng tu còn sơ sài, phải đợi đến
phong trào Duy Tân rồi phong trào Phan Châu Trinh,
Lăng Ông mới thu hút đại đa số người Sài Gòn. Đến để
hái lộc, dự hội lễ dân gian, cầu quốc thái dân an, xem
hát bội cổ truyền, vì hội lễ gắn bó hữu cơ, nâng cao tầm
nhìn cho người dân Gia Định vươn lên ngoài khuôn khổ
gia đình, địa phương, hòa hợp vào niềm vui của giang
san đất nước. Đôi ba thế hệ dự hội lễ, lâu ngày trở thành
“quán tính”. Lý lịch Tả quân không quan trọng, nấm
mộ Tả quân chỉ là một cái cớ.

Người Hoa phía Chợ Lớn đến cúng vái tạ ơn, hiểu

Tả quân là một dạng ông Quan Công Sài Gòn.

Dịp Tết người Sài Gòn cũng dành thời gian thăm

viếng đền chùa người Hoa ở Chợ Lớn, thêm cuộc hành
hương đi núi Bà Đen (Điện Bà); việc này không thấy
ghi trong Gia Định Thành Thông Chí, cuối đời Gia
Long, nhưng trở thành lệ, khi bà Sương Nguyệt Anh đi
Điện Bà, vịnh cây bạch mai, trong giai đoạn mất nước,
chẳng biết cứu nước theo đường lối nào, trước thế lực
quá hùng mạnh của thực dân.

Một nhân sĩ đã khảo sát; người Sài Gòn và người

vùng đồng bằng, về cơ bản, là theo một dạng tín ngưỡng
dân gian đặc thù: tín ngưỡng của phụ nữ, tín ngưỡng
của người nghèo khó. Không đi chùa (vì tốn kém, mất

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.