SƠNNAM
ĐẤT
GIA ĐỊNH
XƯA
Dần (1698). Dĩ nhiên trước đó, nhiều người đã định
cư, tạo thành nếp sống tương đối định hình.
Nhưng nơi sản xuất lúa gạo của đất Gia Định, để trong
bước đầu đã nổi danh là “nhứt thóc, nhì cau”, phải ở nơi
rộng hơn ở hai bờ Vàm Cỏ Tây, bờ Tiền Giang, ở cù lao
theo các cửa sông Tiền. Khu vực này không bị ngập lụt.
Tân An với Giồng Cai Yến (nói trại thành Cánh Én),
vùng Ba Giồng lừng danh vừa rộng vừa dài, chạy thẳng
tới Cai Lậy (Trấn Định, Thuộc Nhiêu). Và vô số những
giồng nhỏ ở Gò Công giáp qua Chợ Gạo, Gò Công với
Giồng Sơn Qui, Giồng Ông Huê, Giồng Tháp, Giồng Xe
và những Gò Bầu, Gò Găng, Gò Xoài, Gò Tre.
Nhờ lúa gạo của những giồng và những gò này,
tuy diện tích nhỏ bé không xứng là cò bay thẳng cánh,
nhưng đủ sức nuôi hàng ngàn quân sĩ của Võ Tánh trong
thời gian dài.
Vàm Rạch Gầm, Xoài Hột ở địa thế đất giồng, không
bị ngập lụt, nhiều cây trái. Bến Tre nuôi nhiều dân, từ
xưa nhờ hai Cù lao Bảo, Cù lao Minh là đất cao với
những nếp nhăn chạy song song: giồng theo ven biển,
ven sông.
“Cứ theo bờ sông mà ở, trên bờ có lúa, dưới sông
có cá”, kinh nghiệm người xưa dạy như vậy. Ngay ở
ven Đồng Tháp Mười, ven khu Tứ giác, rải rác cũng
có nhiều giồng trù mật, không chịu ảnh hưởng ngập lụt
tới mức bị thiệt hại, người xưa đã chọn vài vùng “đất
phước”, nổi tiếng nhất là Tân Châu, một cù lao lớn, phì
nhiêu, khí hậu trong lành. Hoặc vùng Cao Lãnh, ven