SƠNNAM
ĐẤT
GIA ĐỊNH
XƯA
năm. Ăn trầu là nhu cầu của già trẻ gái trai, mức tiêu
thụ rất cao. Mía, dâu, bông vải không quyến rũ người
đến bằng nguồn lợi cá, tôm, săn bắt chim, cò, nai, heo
rừng, hoặc phiêu lưu hơn, đi tìm kho tàng. Nhưng muốn
đánh cá sông, cá biển, săn bắn chim, thú trước tiên phải
làm ruộng để giữ căn cơ, với hy vọng lập cơ ngơi lớn
nhỏ truyền lại cho con cháu.
Muốn lập xóm thì phải tương đối đông dân, các thửa
ruộng phải liên lạc nhau để sự phá hoại của chuột và chim
chóc bị phân tán. Bước đầu, canh tác trên diện tích càng
rộng càng tốt vì mặt đất không bằng phẳng, nơi trũng,
nơi cao. Với công sức, vốn liếng có giới hạn, canh tác
năm bảy mẫu, tuy làm sơ sài nhưng chắc ăn hơn làm kỹ
đôi ba mẫu. Đồng ruộng còn lệ thuộc nhiều vào thời tiết,
đôi ba mẫu dù có làm kỹ, gặp thời tiết xấu thì mất trắng.
Phủ Biên Tạp Lục
ghi lại tại Cao Lãnh (trường Bả
Canh), Mỹ Tho (Tam Lạch), và châu Định Viễn (Cái
Bè, Vĩnh Long) cứ bình quân một hộc lúa giống thâu
hoạch được ba trăm hộc khi gặt hái, trong khi ở Biên
Hòa, Gia Định, một hộc chỉ thâu lại một trăm hộc. Chênh
lệch này có thể là quá đáng nhưng sao cũng cho thấy
đất giồng bờ sông Tiền và cù lao trên sông Tiền quả là
phì nhiêu hơn vùng miền Đông.
*
* *
“Nhứt phá sơn lâm, nhì đâm Hà Bá”, câu nói khôi
hài được người xưa thường nhắc nhở con cháu.