SƠNNAM
ĐẤT
GIA ĐỊNH
XƯA
Đất thấp và trống trải, cọp vẫn có thể tạo căn cứ,
kết bầy, sanh con. Hồi thế kỷ XVII và XVIII, Gia Định
Thành Thông Chí
ghi rằng trẻ con, đàn bà cầm liềm cắt
cỏ, cầm đòn xóc cũng chống cự và đuổi được cọp. Thái
độ của người dân đối với cọp cũng lạ: vừa kính nể, xem
như vị thần nhưng cũng coi thường nếu cần thì rủ nhau
đi săn bắt, giết không nương tay.
Ở đồng bằng và bờ biển, cọp sống với thức ăn lý
tưởng là nai và heo rừng. Hai loại này ăn cỏ, ăn lau sậy,
thích nằm vũng cho mát. Cù lao Nai, Cù lao Heo ở gần
vàm biển là bằng cớ mức độ heo và nai thời trước khá
cao, vì vậy cọp cũng lội qua sông tới cù lao, tuy đất
hẹp nhưng dễ sống. Nai thì chịu thua cọp, chỉ biết lẩn
tránh, nhưng heo rừng to con, gặp vị trí thuận lợi, có
thể chống cự.
Đất giồng gần bờ sông, nhiều cây da, cây gừa mọc
um tùm. Rừng nào cọp nấy, vì vậy cọp tìm cách bám
giữ địa bàn cũ, đổi vùng thì khó giành đối thủ khác.
Heo rừng và nai hay bén mảng đến mấy đám rẫy gần
nhà. Lúc mới khẩn hoang, nơi nào có cọp, người làm
rẫy được yên tâm vì cọp săn bắt heo, nai, gián tiếp bảo
vệ nương rẫy.
Còn nhiều giai thoại lưu truyền về những “thầy võ
cọp” từ Bình Định vào Nam, ra sức giúp đồng bào, vì
nghĩa. Ông Tăng Ân và đệ tử là Trí Năng giết cọp vào
dịp Tết tại chợ Tân Kiểng (Sài Gòn, năm 1771); ông
Tăng Ngộ đuổi cọp để khẩn hoang, đắp đường ở Cần
Giuộc. Người từng đánh cọp nắm được quy luật: cọp