ĐẤT GIA ĐỊNH VÀ BẾN NGHÉ XƯA - Trang 53

53

quỳ chân sau, chống chân trước là đang chờ đợi trước
khi vồ mồi, cọp chạy theo thế bò sát rồi phóng tới. Đuôi
cọp phe phẩy hoặc để ở phía nào cũng là chỉ dẫn để ta
đoán trước hướng tấn công. Người đánh cọp thường dùng
cây roi nặng, cứng, chắc. Có chuyện khó tin kể rằng võ
sĩ cao cường có thể đánh cọp bằng tay không. Khi cọp
nhảy tới, võ sĩ hụp xuống, nắm hai chân trước của cọp
rồi dùng đầu mà đội lên, miệng cọp không hả ra được,
nanh cọp trở thành vô hiệu! Nhưng theo sự tổng kết có
thể tin được, trước khi giết cọp, phải đánh nhừ tử vài hiệp
cho nó mệt. Nhiều con cọp, từng đánh nhau với người
nên khôn ngoan, dùng thế hiểm độc là nằm ngửa bụng
lên, nhìn đối thủ qua hai chân trước và hai chân sau. Với
tư thế ấy, cọp dưỡng sức chờ thời cơ. Ai nôn nóng, xốc
tới đánh, cọp sẽ chụp roi, giữ chặt, người mạnh khỏe
cũng không tài nào dằng ra nổi, cọp thừa cơ mà vồ trong
nháy mắt. Buông roi để chạy thì càng mau chết. Miếng
võ ấy của cọp gọi là thế “trâu giằn”. Nhiều khi người
đi đường gặp cọp lại quá bối rối, chắp tay xá, mặt mày
mếu máo, cọp lại hoảng sợ vì thấy chuyện không bình
thường, cong đuôi chạy trốn. Ở rừng miền Đông, chủ
xe dùng tỏi thoa vào mũi bò, bò không đánh hơi được
nên ung dung kéo xe, không dừng từng chập khi nghe
mùi cọp trong rừng bay ra. Ở rừng ven biển, người đi
đốn cây, thường đem theo đứa bé ngồi trên xuồng, đánh
trống nhỏ “tung tung” liên hồi để đuổi cọp. Khi bị giết,
bị thương, lắm khi cọp trở lại đông đảo hơn, như khiêu
khích, tỏ ý bám giữ địa bàn làm ăn của chúng “rừng nào

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.