55
Sau cọp, phải nhắc đến sấu, phân biệt hai loại sấu
cá, và sấu lửa.
Sấu cá
hiền lành, nhỏ con, thời xưa sống nhung
nhúc quanh Biển Hồ và đất trũng bên Campuchia, tràn
xuống vùng Láng Linh, Đồng Tháp Mười và rừng tràm
Cà Mau. Đến mùa, lái sấu dùng ghe to chở về dự trữ
trong vòng rào ở ven sông bán thịt hàng ngày, cắt từng
khúc đuôi, từng cái chân nhưng sấu vẫn sống (có rạch
Cầu Sấu ở Sài Gòn). Người địa phương đốt đuốc ban
đêm, dùng gậy gộc đập xuống nước ven bờ, cả xóm hò
hét để đuổi bầy sấu lên đồng cỏ, vào vườn. Trên cạn,
sấu trở nên vụng về, dễ bắt. Trong Gia Định Thành
Thông Chí
, Trịnh Hoài Đức còn mô tả “Con sấu nhỏ
tầm thường người ta câu bắt, ở nước thì nuôi trong cái
bè, trên đất thì nuôi trong chuồng rồi đem bán cho hàng
thịt, da bán phơi khô, răng làm cán đồ dùng”.
Sấu lửa
cũng được mô tả như loại sấu da màu vàng
- đen lớn bằng chiếc ghe, rất dữ tợn, thường lấy đuôi
đập cho con người ngã xuống sông để nuốt. Loại sấu
này tìm những gốc cây cong và thấp dọc bờ sông để giả
khúc cây trôi, nên có người lầm đến gần bị nó cắn, liền
khi ấy, nếu bị thương nhẹ thì nạn nhân leo luôn trên cây
để tránh khỏi. Ta hiểu thời xưa, nhiều người thích đến
những cây bần quỳ ở mé bãi ngồi hóng mát, thường bị
sấu táp. Sấu dữ còn gọi là sấu hoa cà vì da có nhiều đốm
trắng đen lẫn lộn, thấm chất lân tinh trong nước biển nên
đêm thường phát ra từng đốm sáng; thời xưa nghĩ rằng
đốm sáng oan hồn người chết còn lẩn quẩn, dẫn đường