ĐẤT GIA ĐỊNH VÀ BẾN NGHÉ XƯA - Trang 56

SƠNNAM

ĐẤT

GIA ĐỊNH

XƯA

cho sấu đi. Trịnh Hoài Đức nhắc chuyện con sấu to ở
Bến Tre, biệt danh “Ông Luồng” ngang nhiên chặn đón
ghe xuồng qua lại. Cũng còn chuyện một thầy câu sấu
mà “người ngoại quốc nghe còn khiếp sợ” đã dùng lưỡi
câu to, móc con vịt sống vào làm mồi, nối theo lưỡi câu
có sợi dây chắc và dài. Thợ câu xuống sông, ôm theo
con vịt để nhử. Sấu đến, há miệng, thợ câu ném con vịt
vào, sấu táp nhanh nên mắc câu. Dân trên bờ rủ nhau
kéo dây đem sấu lên. Dưới nước, sấu không há miệng,
không thở được, muốn táp mồi, phải trồi lên tìm không
khí. Nắm được quy luật ấy, nhiều thợ câu dạn dĩ, hồi
cuối thế kỷ XIX, không cần đến con vịt mồi nữa. Thợ
câu dùng thế lội (bơi) đứng - với thế này sấu không táp
được - một tay quạt nước, tay kia cầm cái nón lá để che
phủ đầu và cái lưỡi câu. Đánh hơi thịt người, sấu ngờ là
gặp kẻ sắp chết đuối nên lại gần, thừa lúc ấy, thợ câu
rình ném cái lưỡi câu vào miệng sấu.

Một kiểu lấy thân mình làm mồi để bắt sấu.
Tai nạn cá sấu phổ biến hơn cọp và kéo dài nhiều

năm. Năm 1880, trong vòng hai tháng, đồng bào trong
rạch Cổ Cò (Sóc Trăng) đã câu 189 con sấu để lãnh
thưởng, chánh quyền thực dân phải rút tiền thưởng xuống
vì tiền thưởng quá lớn. Sấu thưa dần vì xóm làng đông
đúc, ghe thuyền tấp nập vào những năm đầu thế kỷ XX,
tàu thủy với chân vịt quạt nước làm náo động. Sấu đẻ
trên bãi, mỗi lứa từ 15 đến 20 trứng, từng cặp “đực cái”
chiếm lĩnh một khúc sông làm địa bàn riêng, ẩn núp
khéo léo ở mé lá dừa, theo vịnh nước sâu. Dùng súng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.