57
bắn khó thâu kết quả: óc của sấu rất nhỏ, xương sọ lại
cứng, đạn dễ trợt, khó lủng. Hồi người Pháp mới đến,
ngay trên sông ngoại ô Sài Gòn hãy còn tai nạn sấu.
*
* *
Ca dao:
Chiều chiều vịt lội cò bay
Ông voi bẻ mía chạy ngay vô rừng...
Voi được gọi là ông; ông bồ, ông tượng của vùng cao
nhưng một thời đã sống khắp đồng bằng sông Cửu Long,
tận đất giồng ven biển, ngao du qua đồng cỏ theo định
kỳ và theo lộ trình không thay đổi, ăn chưa no thì phá
và dậm đạp rẫy mía, rẫy bắp, đủ bản lãnh trở lại nhiều
ngày liên tiếp, không sợ tiếng trống, tiếng pháo. Khỏi
Sài Gòn, hãy còn tên đất Giồng Tượng. Ở Gò Công,
còn Mương Dục (dục: tắm rửa, nơi voi tắm và uống
nước), cầu Long Tượng, Giếng Tượng, Lung Tượng,
Láng Tượng còn rải rác ở các tỉnh miền Tây. Voi đi từng
bầy, dậm đất sình, lâu ngày trở thành đường nước. Voi
chuộng nơi lung, bàu vì phải uống nước nhiều hằng ngày.
Cuối năm 1865, tại hội chợ Sài Gòn có triển lãm một
cặp ngà voi quá mức bình thường, nặng 140 kí-lô-gam,
voi ấy bị bắn tại Đồng Tháp Mười. Năm 1903, khi thực
dân Pháp cho đào kinh Ngã Bảy (Phụng Hiệp) voi mất
môi trường sống nên đi xuống vùng Sóc Trăng, người
Pháp nhờ thợ săn chuyên dụ voi từ Campuchia xuống