SƠNNAM
ĐẤT
GIA ĐỊNH
XƯA
giải quyết. Và theo Nguyễn Liên Phong là người đương
thời kể lại, hàng năm đến mùa lụt sông Cửu Long, voi
từ sông lớn (Cửu Long) đến cánh đồng lau sậy ở Phụng
Hiệp hàng trăm con, sanh đẻ thêm, phá bờ ruộng, đạp
lúa, gây thiệt hại đáng kể. Những tay thiện xạ dùng súng
bắn được 40 con.
Trâu rừng xuất hiện ở rừng Tây Ninh, Đại Nam
nhất thống chí
ghi ở tỉnh Vĩnh Long cũng có. Trâu
rừng thường bị tiêu diệt vì bịnh toi. Mức tàn phá của
trâu rừng rất đáng kể, làm hư mùa màng. Hồi Pháp đến,
năm 1871, có nghị định thưởng bằng tiền mặt cho người
giết được trâu rừng.
Nai sống từng bầy, ăn cỏ đồng hoang, phá hoại hoa
màu, nhiều đến mức nay hãy còn tên đất: Rạch Cái Nai,
Rạch Cái Hươu...
Heo rừng gây thiệt hại dai dẳng, không riêng gì
miền Đông. Vùng rừng tràm, rừng sác gần biển, nhiều
heo rừng. Heo rừng ăn cỏ, thích ăn lau sậy, thợ săn
phải dè dặt vì khi bị thương, heo chống trả rất dữ. Cù
lao Heo, Vàm Trư (heo), Rạch Dày Heo, không là tên
đặt tùy hứng.
Rắn thường được nhắc tới, nguy hiểm nhất là rắn hổ
đất, rắn mái gầm. Khi ngập lụt, rắn lên ngọn dừa, vào
nhà bếp, quấn xà nhà. Giai thoại về rắn to, rắn thần cũng
như tài ba của những thầy rắn “sinh nghề tử nghiệp”
được kể lại, phổ biến.
Ở rừng bần ven sông, ở rừng tràm, các giống khỉ
xuất hiện dạn dĩnh, từng bầy kêu hú vang dội khi mặt