SƠNNAM
ĐẤT
GIA ĐỊNH
XƯA
qua hai bờ sông Hậu và tiến tới tận bờ biển vịnh Xiêm
La, đến các đảo phía Tây Nam.
Miền đất phía Tây lúc đầu gộp vào một đơn vị hành
chính rộng lớn: trấn Vĩnh Thanh. Trấn này ăn từ biên
giới Campuchia, theo sông Tiền, gồm cả tỉnh Bến Tre,
bọc qua vịnh Xiêm La. Thóc lúa của dân Hà Tiên, Kiên
Giang đóng thuế cũng đưa về trấn này. Về danh nghĩa,
lỵ sở của trấn ở chợ Vĩnh Long nhưng mọi hoạt động
quân sự tập trung ở tận Châu Đốc.
Để khẩn vùng đất phía Tây Nam, người Việt dựa
vào những điểm tựa là những điểm khẩn hoang đã thành
công từ trước như Bến Tre (đã trở nên trù phú), khu vực
chợ Vĩnh Long, vùng chợ Sa Đéc (đông đúc nhờ dịch vụ
buôn bán với Campuchia), vùng Cù lao Ông Chưởng,
chợ Thủ, Chiến Sai (khẩn hoang từ năm 1700).
“Cù lao Ông Chưởng” là tên gọi để nhớ Chưởng Cơ
Nguyễn Hữu Cảnh, con của Nguyễn Hữu Dật, mang quân
từ Bình Khang (Nha Trang) vào Nam Bộ đánh giặc từ
thời đầu của chúa Nguyễn, khi rút quân về nhuốm bịnh
tại một cù lao gần Vàm Nao, và dừng quân ở đó, về gần
Mỹ Tho thì mất, đem về quàn ở Biên Hòa, sau này còn
mộ và đền thờ. Cù lao đó sau dân gọi là Cù lao Ông
Chưởng. Những người ở Long Xuyên (tỉnh lỵ An Giang
ngày nay) ở theo rạch Ông Chưởng còn được gọi là dân
“hai huyện”. Hai huyện là huyện Phước Long và huyện
Tân Bình đến đây làm ăn trong đợt đầu tiên chăng?
Khi hai bên bờ sông Hậu có đông người Việt đến ở
làm ăn, các võ tướng họ Tống được phái vô đây trấn thủ.