ĐẤT GIA ĐỊNH VÀ BẾN NGHÉ XƯA - Trang 77

77

Đó là Tống Phước Hiệp từng làm lưu thủ dinh Long Hồ
(1738), Tống Phước Hòa, làm cai cơ đạo Đông Khẩu (Sa
Đéc), Tống Phước Thiêm, lưu ngụ ở An Giang làm cai
cơ... Họ là những người gốc Thanh Hóa như các chúa
Nguyễn, xưa đã cùng với Nguyễn Hoàng Nam tiến vào
Thuận Hóa từ buổi đầu.

Phía hữu ngạn sông Tiền sớm trở nên sung túc, dân

tiếp tục khai khẩn vàm rạch nhỏ, cù lao. Đời Gia Long,
từ biên giới xuống Cái Tàu Thượng lần hồi thành lập
được tổng Vĩnh Trinh với hai mươi chín thôn. Vùng Sa
Đéc tiếp nối theo đến Cái Vồn, với hai mươi hai thôn,
trở thành tổng Vĩnh Trung.

Cù lao Giêng không rộng cho lắm nhưng sanh kế dễ

dàng, quy tụ được bốn thôn. Cù lao Đài, quê bà Vĩnh
Tế (vợ Thoại Ngọc Hầu) cũng gồm năm thôn.

Phía sông Tiền, theo rạch Sa Đéc, phong cảnh xinh

đẹp, đất tốt, vườn cây ăn trái và đồng ruộng phì nhiêu.
Trong Gia Định Thành Thông Chí, Trịnh Hoài Đức
ca ngợi không tiếc lời khung cảnh bãi sông mát mẻ,
chim cò bay lượn. Vài con rạch “sông sâu nước chảy”,
không tù đọng, nối liền sông Tiền qua sông Hậu, chịu
ảnh hưởng nước lớn nước ròng cả hai phía, ghe xuồng
qua lại thuận lợi quanh năm: rạch Sa Đéc, rạch Nha
Mân, Cái Tàu Hạ, hoặc rạch Lấp Vò, rạch Lai Vung,
Long Hậu.

Đây là vùng làm ruộng từ xưa đã đạt năng suất cao.

Tuy trù phú, nhiều dân cư, nhưng sách đời trước mô tả
ruộng hoang còn nhiều, nhà ở bờ sông rạch, theo mô

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.