SƠNNAM
ĐẤT
GIA ĐỊNH
XƯA
hình “trước vườn, sau ruộng” (tiền viên, hậu điền), sau
ruộng lúa còn vùng ngập lụt, huê lợi chánh là cá tôm
và tre rừng, chưa làm ruộng sạ vì lúa sạ (lúa nổi) chưa
du nhập.
Hồi đầu thế kỷ trước, phía sông Hậu, từ Châu Đốc
xuống Năng Gù (phía Bắc chợ Long Xuyên ngày nay)
dân cư thưa thớt. Sông cái chảy thẳng, không quanh co,
thiếu điều kiện cho phù sa lắng đọng, không tạo được
giồng cao như sông Tiền. Chỉ có mấy khu vực cao ráo
được ưu đãi chút ít: chợ Châu Đốc, Mỹ Đức, Cái Dầu...
ở trên vành của cái lòng chảo to lớn, bên kia vành là
đồi núi ven vịnh Xiêm La (Ba Hòn, vùng núi vôi Kiên
Lương ngày nay). Tuy vậy, lòng chảo vẫn lôi cuốn một
số người đến định cư, ở trên sàn nhà, làm hoa màu phụ
khi trời sa mưa (đậu, bắp), khai thác cá tại Láng Linh,
nhưng vẫn sống nghèo, qua ngày.
Vùng Châu Đốc, đầu tiên là khu vực quân sự, triều
đình đặt làm một đạo, để ngừa những cuộc xâm lăng
của quân Xiêm từ Campuchia đổ xuống. Khi an ninh đã
tốt hơn, triều đình khuyến khích dân đến khai khẩn, đặt
chức quản đạo, gọi khu vực này “Châu Đốc tân cương”,
nằm trong địa phận trấn Vĩnh Thanh.
*
* *
Đào kinh từ hữu ngạn sông Hậu qua vịnh Xiêm La
là cần thiết để mở mang ruộng vườn, khuyến khích dân
khẩn hoang.